Jun 12, 2009

Máy in mã vạch có thể in lại

Máy in Rewritable:

Bạn đã từng nghe nói tới máy in có khả năng in lại chưa?

Xin giới thiệu sản phẩm mới đến từ ToshibaTEC máy in có khả năng in lại “Rewriteable Printer”

Mô hình khái quát:

Mô hình khái quát

Đặc tính kỹ thuật:

Thông số kỹ thuật

Máy in mã vạch - Thermal Printer

Mã vạch và công nghệ mã vạch sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả nếu chúng ta không có những thiết bị đầu - cuối dùng để tạo và giải mã ký hiệu. Có nhiều loại thiết bị dùng để tạo và giải mã barcode mà trong đó Barcode Thermal Printer và Barcode Scanner là loại thông dụng nhất được ứng dụng rộng rãi trong cả buôn bán lẻ lẫn trong sản xuất công nghiệp, v.v...

Máy in nhiệt chuyên dùng để in mã vạch

Hình bên cạnh là một chiếc máy in barcode loại trung bình, có kích thước vào khoảng 26cm X 38cm X 32cm. Nói chung các hãng khác nhau đều chế tạo các máy in nhãn loại trung có kích thước không chênh lệch nhau nhiều lắm, nhưng về trọng lượng thì có thể có máy nặng, máy nhẹ là do nguyên vật liệu bên trong.
Về nguyên lý làm việc, máy in nhãn hoạt động theo công nghệ in truyền nhiệt, khác hẳn với các công nghệ in ma trận (in kim), in phun hay in laser.
Trong công nghệ in truyền nhiệt, đầu in là một khối cố định gồm nhiều điểm nóng còn gọi là các phần tử in, còn giấy hoặc các vật liệu in thì di chuyển đi qua đầu in trong quá trình in. Để in được lên vật liệu in, máy in nhãn sử dụng một loại mực đặc biệt gọi là mực nhiệt (thermal ink). Mực nhiệt được phủ trên 1 lớp film rất mỏng gọi là lớp film nền (base film). Trong quá trình in, một mặt của base film (không có mực) sẽ áp vào đầu in để nhận nhiệt lượng từ các phần tử in, còn mặt kia có phủ mực được áp sát vào vật liệu in. Nhiệt lượng sẽ truyền từ các phần tử in qua lớp base film để làm chảy mực ở phía bên kia và in lên vật liệu in.

Đó là về nguyên lý tổng quát, trên thực tế nguyên lý này được vận dụng để chế tạo ra máy in nhãn do đặc tính của loại mực nhiệt là:

1. Rất bền, có thể chịu được trầy sướt, kháng hoá chất, kháng dung môi.
2. Có thể chịu được nhiệt độ môi trường rất cao mà vẫn bảo quản được hình ảnh, dữ liệu.
3. Có thể in lên các loại vật liệu in khác nhau như vải, da, nhựa, giấy nhựa tổng hợp, giấy nhôm, giấy bạc, v.v... và lẽ dĩ nhiên là in lên được giấy nhưng phải là loại giấy nhãn.

Chính vì những đặc tính ưu việt của loại mực nhiệt như vậy nên người ta muốn in nó lên nhãn của sản phẩm để có được độ bền về dữ liệu mà các công nghệ in khác không thể có được, và cũng chính vì thế mà công nghệ chế tạo máy in nhãn, hay chính xác là máy in truyền nhiệt (Thermal Transfer Printer) đã ra đời.

Với công nghệ chế tạo ra máy in nhãn, giấy in (bao gồm giấy nhãn, giấy bạc, giấy nhựa tổng hợp, v.v...) được lắp vào máy thường là loại giấy cuộn và do đó mực nhiệt được sản xuất cũng theo từng cuộn ruy băng (ribbon) như hình bên trên. Các ruy băng mực này có lớp vật liệu nền là base film (1 loại polyester) chứ không phải bằng vải như ribbon của các máy in kim.

Do đặc tính của máy in nhãn là ....... để in nhãn, mà nhãn thì phải bao gồm cả barcode và phải được in với số lượng rất nhiều mới đáp ứng được yêu cầu sản xuất trong công nghiệp, cho nên một máy in nhãn phải bảo đảm được 2 yếu tố là:
1. Hỗ trợ các loại barcode thông dụng
2. In được tốc độ cao để theo kịp sản xuất.

May mắn thay công nghệ in truyền nhiệt chẳng những hỗ trợ được rất nhiều loại barcode mà còn in được với tốc độ in gấp 3, hoặc 4 lần so với 1 máy in laser. Chính vì những lý do trên, các công ty sản xuất thường phải trang bị cho mình tối thiểu 1 máy in nhãn thay vì phải in bằng 3 máy in laser với "nguy cơ kẹt giấy" ngày càng cao.

Dù có những ưu điểm như vậy, nhưng sử dụng 1 máy in nhãn cũng không phải dễ dàng như 1 máy in văn phòng thông thường. Đó là do máy in nhãn là một dạng máy in công nghiệp sử dụng nhiều loại vật liệu in khác nhau (giấy, da, vải,...), các loại mực nhiệt có độ nóng chảy khác nhau, do đó đầu in cũng phải "nhận ra" điều này để chỉnh nhiệt độ in cho phù hợp, mặc khác trên bề mặt của giấy nhãn có thể được chia làm 2 hoặc 3 hoặc 4 nhãn theo hàng ngang, kích thước của mỗi nhãn có khi lớn khi nhỏ, vậy thì làm sao máy nhận biết để in cho "trúng" vào các nhãn khi giấy nhãn phải thay đổi liên tục? Đó là một vấn đề về công nghệ mà người ta đã giải quyết được bằng cách đưa vào máy in các loại đầu dò vật liệu in và mực (material sensor), đồng thời phải trang bị cho máy in nhãn 1 phần mềm "nội tại" gọi là "phần sụn" hay Firmware.

Nói nôm na, Firmware là phần mềm nằm ngay bên trong máy (Flash Memory) dùng để định cấu hình cho máy hoạt động đúng với tình trạng của vật liệu in, ribbon nhiệt thông qua sự trợ giúp của các đầu dò (sensor). Mỗi khi thay đổi cấu hình in, có khi cũng phải định lại cấu hình máy trong Firmware vì 1 khi các đầu dò phát hiện ra 1 sự thay đổi lớn về vật liệu in hoặc về loại ribbon nhiệt, chức năng tự bảo vệ của Firmware sẽ làm cho máy không in được (máy báo lỗi). Có thể sử dụng Firmware bằng 2 cách:
1. Dùng các phím Toggle trên mặt máy in nhãn ( setup đầy đủ)
2. Dùng phần mềm đi kèm (setup cơ bản)

Các hãng sản xuất máy in nhãn đều có cấu tạo của máy in khác nhau và Firmware cũng rất khác nhau. Chính vì vậy "bán máy nào, rào máy đó", chuyên viên của hãng nào cũng chỉ thành thạo các sản phẩm của công ty mình, nếu "đụng" đến 1 sản phẩm "lạ" thì phải nghiên cứu trước (mà có khi còn chưa ra!). Tuy xem ra có vẻ phức tạp như vậy, nhưng thực tế ngày nay, các máy in nhãn càng ngày càng tự động để cho người sử dụng cảm thấy được dễ dàng, kế nữa là trách nhiệm của người bán buộc lòng phải hướng dẫn cho người sử dụng cặn kẻ những chức năng quan trọng của máy và sẵn sàng tư vấn kỹ thuật cho khách hàng của mình. Mọi sự "vắt chanh bỏ vỏ", thiếu trách nhiệm đối với khách hàng sẽ làm cho khách hàng không còn là "thượng đế" nữa và sẽ làm mất đi sự tín nhiệm đối với công ty.

Để thấy được sự khác nhau giữa các loại máy in nhãn, dưới đây là vài ví dụ thực tế tại 1 số công ty:

Máy Tec của hãng TOSHIBA, tiêu biểu là loạt máy thuộc Series 570. Chức năng tự động nhận dạng ribbon, tự động chỉnh nhiệt độ. Firmware sử dụng theo 3 cách: dùng các phím Toggle trên mặt máy, dùng phần mềm và 1 phần dùng DIP Switch bên trong thùng máy. Máy Tec thuộc series 570 có các bộ phận cơ khí khá phức tạp, không có chức năng cân chỉnh đầu in, nhưng in rất tốt đối với loại ribbon Wax/Resin hoặc Resin. Nhiệt độ cân chỉnh trong phạm vi từ 0-10 (level)
Khi mất cấu hình phải chỉnh bằng chức năng Threshold.
Máy Zebra 105-SL của hãng Zebra, chức năng tự động nhận dạng ribbon, tự động hoặc chỉnh bằng tay (manual) nhận dạng giấy. Phần cơ khí đơn giản, thay đầu in dễ dàng, cân chỉnh đầu in bằng lò xo áp lực. Sử dụng Firmware theo 2 cách: bằng các phím Toggle (setup đầy đủ) và bằng phần mềm (setup cơ bản).
Máy Zebra 105-SL sử dụng tốt đối với hầu hết các loại ribbon và các loại giấy nhãn. Khi mất cấu hình phải cân chỉnh bằng chức năng Manual Calibration khá dễ dàng. Nhiệt độ cân chỉnh trong phạm vi từ 0 -30 (level), nhiệt độ chuẩn 12 (đối với máy mới).
Máy SATO CL-408e của hãng SATO, chức năng tự động nhận dạng ribbon, tự động hoặc chỉnh bằng tay (manual) nhận dạng giấy. Phần cơ khí đơn giản, thay đầu in dễ dàng nhưng chỉnh áp lực đầu in bằng cách trượt . Firmware sử dụng theo 3 cách giống như Tec. Khi mất cấu hình phải chỉnh bằng chức năng Threshold Level. Trong điều kiện bình thường, máy SATO 408e cũng khá dễ chịu, không kén mực, không kén giấy. Nhiệt độ cân chỉnh từ 0 - 5 (level)
Máy DATA MAX DMX-I-4208 của hãng DATAMAX, chức năng tự động nhận dạng ribbon, tự động hoặc chỉnh bằng tay nhận dạng giấy. Phần cơ khí đơn giản, thay đầu in dễ dàng. Sử dụng Firmware bằng các phím Toggle và bằng phần mềm. Khi mất cấu hình có thể dùng chức năng Standard Calibration để chỉnh lại. Nếu bị mất cấu hình trầm trọng phải dùng đến chức năng Advanced Entry Calibration. Nhiệtd độ cân chỉnh từ 0 - 30 (level). Ưu điểm của máy in DataMax là in rất đẹp, không kén ribbon, không kén giấy.

Trên đây là một số máy hiệu thực tế dùng tại 1 số xí nghiệp sản xuất trong các khu công nghiệp Biên Hoà, Linh Trung, Bình Dương,... Ngoài ra, trong các khu công nghiệp người ta còn dùng đủ các hiệu máy như Argox, Intermec, Avery, v.v...Tuy nhiên, không có máy in nào là hoàn hảo 100%, nhưng nhìn chung tất cả các loại máy in nhãn đều có thể hoạt động tốt từ 2 đến 5 năm trước khi xảy ra những trục trặc nhỏ, có thể khắc phục được.

Một vấn đề quan trọng cũng cần phải đặc ra đó là hiện tượng mòn đầu in. Vì đầu in của máy in nhiệt được bắt cố định trong khi vật liệu in thường xuyên đi qua nên sau 1 thời gian dài sử dụng, lực mài mòn đầu in của vật liệu in sẽ làm cho đầu in bị mòn dần và đến lúc nào đó, bắt buộc phải được thay thế. Đó là điều tất nhiên vì cơ cấu hoạt động về cơ khí của máy in nhãn cũng giống hệt như cơ cấu vận hành của một máy Cassette Recorder trong đó việc mòn "đầu từ" là điều hiển nhiên sau một thời gian dài sử dụng. Biện pháp hạn chế mòn đầu in là dùng lọai ribbon nhiệt có lớp phủ bảo vệ tốt, ma sát ít và vận hành máy in ở tốc độ trung bình.

Như vậy là các bạn đã có được một khái niệm cơ bản về máy in barcode và tự các bạn có thể so sánh nó với các loại máy in văn phòng khác. Để tìm hiểu thêm về sự khác nhau này, xin mời các bạn hãy click vào mục Hỏi và Đáp.

Máy quét mã vạch - Scanner

Mã vạch và công nghệ mã vạch sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả nếu chúng ta không có những thiết bị đầu - cuối dùng để tạo và giải mã ký hiệu. Có nhiều loại thiết bị dùng để tạo và giải mã barcode mà trong đó Barcode Thermal Printer và Barcode Scanner là loại thông dụng nhất được ứng dụng rộng rãi trong cả buôn bán lẻ lẫn trong sản xuất công nghiệp, v.v...

Barcode Scanner

Nếu các bạn có dịp vào đến tận các cơ sở in gia công nhãn mã vạch chuyên nghiệp, hay cửa hàng, siêu thị các bạn sẽ được nghe những tiếng kêu "bíp bíp" vang lên đây đó. Và đó chính là thứ ngôn ngữ chung của họ nhà barcode scanner.

Cũng mang tiếng là scanner, nhưng barcode scanner chỉ scan được duy nhất .... "mã vạch" mà thôi. Máy đọc thẻ mã vạch (gọi là Slot barcode reader), thực chất cũng là 1 loại barcode scanner được trang bị tia quét nằm ngay trong khe kéo thẻ. Hầu như tất cả các loại barcode scanner được sử dụng phổ biến ngày nay đều là loại barcode quang học trong đó người ta dùng tia sáng để nhận dạng mã vạch.

Cấu tạo cơ bản của máy quét barcode quang học

Một máy quét barcode quang học cơ bản và đầy đủ gồm 3 thành phần:

1. Bộ phận quét barcode: phát ra 1 chùm tia sáng vào ký hiệu mã vạch để lấy thông tin. Tùy theo công nghệ chế tạo mà người ta chia làm 2 loại barcode scanner:

*Loại CCD Scanner: gồm 1 dãy đèn LED bố trí sao cho các tia sáng phát ra tạo thành 1 vệt sáng thẳng theo chiều ngang cắt ngang qua bề mặt của ký hiệu mã vạch. Ánh sáng phản xạ thu được bởi "tròng CCD" (CCD Scanner lense) là bộ phận dùng để chuyển tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu digital (hình bên cạnh)

*Loại Laser Scanner: gồm 1 mắt đọc tựa như mắt đọc của đầu đĩa hình, phát ra tia laser đỏ, sau đó người ta dùng kính phản xạ để tạo thành vệt sáng cắt ngang qua bề mặt của mã vạch. Loại laser scanner không cần dùng tròng thu ánh sáng.

2. Bộ phận truyền tín hiệu: phát ra các xung điện tượng trưng cho các vạch và các khoảng trống thu được từ bộ phận quét. Thường bộ phận quét và bộ phận truyền được tích hợp trên cùng 1 board mạch.

3. Bộ phận giải mã (Decoder): nhận tín hiệu xung điện từ bộ phận truyền và giải mã theo dạng thức của loại barcode được lập trình sẵn trong bộ nhớ. Nếu giải mã thành công, 1 tiếng kêu "bíp" sẽ phát ra và tín hiệu được giải mã sẽ xuất hiện trên màn hình của phần mềm đang sử dụng.

Nguyên lý hoạt động của 1 máy quét barcode quang học:

Các máy quét barcode bắn ra 1 chùm tia sáng, thường là màu đỏ. Nếu nó rơi vào 1 vùng sáng, thì 1 con số zero sẽ được đọc. Còn nếu nó rơi vào 1 vùng tối, thì máy sẽ nhận dạng là con số 1. Như vậy, việc quét barcode sẽ phát ra 1 chuỗi gồm những con số zero và 1. Chuỗi này sẽ tượng trưng cho các ký tự hoặc ký số đã được mã hoá và được truyền vào bộ giải mã. Bộ giải mã có thể là phần cứng (bộ phận giải mã) có Firmware, hoặc cũng có thể là phần mềm được cài vào máy tính. Khi chuỗi zero và 1 đưa vào bộ giải mã được nhận dạng là 1 loại barcode nào đó, thì nó sẽ được biên dịch thành mã số ban đầu và 1 tiếng "bíp" sẽ báo hiệu. Còn bằng ngược lại thì máy sẽ không báo hiệu gì cả và không có mã số nào được hiển thị vì tín hiệu thu được không nằm trong các loại barcode được lập trình sẵn trong Firmware của phần cứng hoặc trong Software của phần mềm.

Thông thường hầu hết các loại barcode scanner có mặt trên thị trường đều có sẵn bộ giải mã bên trong và ta không cần phải lập trình để giải mã barcode.

Đặc điểm của scanner quang học là các vạch càng cao thì góc quét càng lớn và khả năng đọc mã vạch càng cao. Vạch càng thấp thì chùm tia sáng đập vào nó càng ít (tức góc quét càng thấp) và khả năng đọc mã vạch càng thấp.

Scanners are the devices that read bar codes. A scanner shoots pulses of light. If it falls on a light area, a zero (0) is read. If it falls on a dark area, it reads a one (1). Scanning the bar code generates a string of zeros and ones. This pattern of zeros and ones represents the characters encoded. The scanner software, or firmware, translates or decodes the strings into characters. The scanner must be able to shoot a straight line across the bars and spaces. The taller the bars the greater the angle and the greater the chances of getting a good reading. The shorter the bars the less likely the scanner will be able to shoot a straight line through the bars and spaces.

Như vậy, trong nguyên lý hoạt động của máy quét barcode quang học, ta thấy rằng khi 1 máy quét barcode còn tốt (tức bộ phận phát tia sáng còn tốt) không đọc được 1 loại barcode nào đó thì điều này có nghĩa là máy vẫn đọc được tín hiệu, nhưng không giải mã được vì chuỗi (0, 1) thu được không nằm trong bất kỳ loại barcode nào có sẵn trong Firmware của máy.

Phân loại máy quét barcode quang học

Tùy theo công nghệ chế tạo và tùy theo nhu cầu, mục đích sử dụng mà người ta phân loại barcode scanner theo nhiều cách khác nhau :

Phân loại theo công nghệ

Hiện nay máy quét barcode quang học được phân chia thành 2 loại:

1. CCD Scanner: Các máy quét theo công nghệ CCD nói chung đáng tin cậy và rất bền. Khuyết điểm chủ yếu của nó là chỉ quét được barcode trên bề mặt phẳng với cự ly gần, không quét được barcode theo chiều cong như các loại barcode dán trên chai, nhưng bù lại giá thành của CCD scanner rẻ hơn nhiều so với loại laser scanner.

2. Laser Scanner: Các máy quét barcode dùng tia sáng laser cho ra tia sáng rất mãnh cắt ngang bề mặt barcode. Ưu điểm của các máy quét dùng tia laser là quét rất nhạy, chính xác, có thể quét mã vạch trên bề mặt cong và có khả năng quét tầm xa. Nhược điểm: không bền bằng máy quét CCD vì máy quét laser dùng mắt đọc tia laser tưong tự như mắt đọc của đầu đĩa. Sau 1 thời gian đọc có giới hạn, mắt đọc có thể bị yếu đi xin ra hiện tượng "kén barcode" giống như hiện tượng kén đĩa của đầu đĩa hình và có thể bị hư hẳn.

Phân loại theo công dụng

1. Linear Barcode Scanner (Máy quét barcode tuyến tính hay 1-D):

Quét được các loại barcode 1-D thông dụng và 1 số không thông dụng. Thường đây là loại barcode cầm tay (handheld scanner) phát ra tia sáng thẳng nằm ngang. Linear Scanner quét được bao nhiêu loại barcode 1-D cần phải tra cứu ở sách hướng dẫn sử dụng, điều này có nghĩa là có 1 số loại ký hiệu barcode 1-D mà máy không quét được.

2. 2-D Barcode Scanner (máy quét barcode 2-D):

Còn gọi là Barcode Imager là loại máy quét hay máy đọc mã vạch 2-D như PDF-417, Data Matrix, MaxiCode, v.v... và lẽ dĩ nhiên cũng có thể đọc được các loại mã vạch 1 chiều. Barcode Imager có thể là loại cầm tay hoặc để bàn như trong siêu thị thường dùng.

Máy quét mã vạch 2-D dùng tia laser sau đó phản xạ bằng 1 hệ thống lăng kính để tạo thành 1 chùm sáng phủ trên mọi góc độ của ký hiệu mã vạch. Chính vì vậy, khi quét loại mã vạch 1-D bằng máy quét mã vạch 2D, ta có thể quét theo bất cứ chiều nào cũng được, trong khi đó nếu dùng máy quét 1-D, ta phải bắn tia sáng cắt ngang qua toàn bộ mã vạch. Đó cũng là lý do các siêu thị lớn thường chọn máy quét để bàn 2-D để quét tính tiền các món hàng cho mau lẹ.

Phân loại theo cổng giao tiếp

Có 3 loại cổng giao tiếp mà máy quét mã vạch thường sử dụng:

1. Loại dùng cổng Keyboard (còn gọi là Keyboard Wedge):

Với cổng giao tiếp này, khi kết nối với máy tính, ta phải rút dây bàn phím ra khỏi máy tính. Sau đó ghim dây của scanner vào vị trí của bàn phím, rồi ghim dây của bàn phím vào đầu còn lại của dây scanner (hình bên cạnh). Đặc điểm của máy quét mã vạch dùng cổng Keyboard là sau khi được giải mã, các tín hiệu sẽ theo cổng keyboard để hiển thị mã số ngay tại vị trí của con nháy, tương tự như khi ta gõ mã số bằng bàn phím. Do đó ta chỉ cần dùng 1 phần mềm văn bản thông dụng như Nodepad, Word hay Excel cũng có thể quét được mã vạch.
Thường các máy quét cầm tay hay sử dụng cổng Keyboard vì nó tiên lợi, dễ sử dụng và không cần driver gì cả.

2. Loại dùng cổng RS-232 (còn gọi là cổng COM- cổng con chuột)

Máy quét mã vạch sử dụng giao diện RS-232 thường phải cung cấp thêm 1 nguồn điện 5VDC từ bên ngoài và phải dùng phần mềm đặc biệt kèm theo máy để setup. Loại RS-232 cũng sử dụng một chương trình giải mã barcode bên trong tuy nhiên ta không thu được tín hiệu dạng văn bản từ giao diện RS-232. Nếu sử dụng 1 máy quét qua cổng COM để quét mã vạch mà không có phần mềm gì đặt biệt, ta chỉ nghe một tiếng "bíp" và không thu được gì cả. Điều này làm cho nhiều người lầm tưởng rằng máy chưa có phần mềm để giải mã barcode. Nhưng thực ra là máy quét đã giải mã rồi (bởi thế mới có tiếng "bíp" phát ra). Vấn đề là tín hiệu thu được từ cổng COM không xuất ra được dưới dạng văn bản để có thể hiển thị được mã số. Do đó trong trường hợp này, một chương trình chuyển đổi tín hiệu sẽ được viết. Nếu bạn là nhà lập trình thì đây chính là công đoạn mà bạn cần phải thực hiện. Thường các loại máy quét để bàn và các loại máy quét 2-D hay sử dụng cổng RS-232.

3. Loại dùng cổng USB

Cũng giống như dùng cổng Keyboard, máy quét mã vạch dùng cổng USB không cần dùng nguồn điện phụ trợ 5VDC từ bên ngoài, mà nguồn điện này được lấy trực tiếp từ cổng nối USB với cường độ dòng điện lên đến 500mA.
Dùng cổng USB có thể cắm thẳng thiết bị vào máy tính mà không cần phải shutdown máy, tốc độ truyền dữ liệu nhanh và dữ liệu quét cũng có thể đưa thẳng vào các phần mềm văn bản thông dụng như trường hợp máy quét dùng cổng keyboard.

Phân loại theo cấu tạo

Tùy theo môi trường sử dụng và cách thức sử dụng mà các nhà chế tạo ra máy quét barcode có nhiều chủng loại barcode scanner khác nhau như dạng cầm tay, dạng để bàn, dạng không dây, dạng đũa, dạng đọc thẻ mã vạch, dạng kéo thẻ v.v... Dưới đây là 1 số dạng scanner thông dụng:

1. Dạng cầm tay (Handheld Scanner):
Dạng cầm tay thường được sử dụng trong các cửa hàng bán lẻ, trong nhà sách, dùng để kiểm tra khi in mã vạch. Dạng cầm tay có cả 2 dạng là CCD scanner và Laser scanner và thường là loại tuyến tính. Tuy nhiên cũng vẫn có dạng cầm tay 2-D có thể quét được mã vạch 2 chiều. Đa số các loại Handheld Scanner đều có kèm theo chân đứng và giá đở, do đó dạng cầm tay vẫn có thể để bàn được như thường. Dạng cầm tay là loại scanner rẻ tiền nhất trong số tất cả các chủng loại barcode scanner

2. Dạng để quầy hay để bàn (In-counter Scanner):
Dạng để bàn là loại 2-D barcode scanner sử dụng chùm tia sáng laser quét với tốc độ rất cao, có thể quét lên đến tốc độ 2000 scans/second. Với tốc độ này, máy quét rất nhạy và có thể quét được các loại mã vạch kém chất lượng. Dạng máy quét để bàn thường được dùng trong các siêu thị hay các trung tâm thương mại cỡ lớn. Kết hợp với hệ thống POS tạo thành điểm bán hàng mang tính chuyên nghiệp và hiện đại

3. Dạng Desktop (Desktop scanner):

Là loại scanner nhỏ gọn được kết nối thường xuyên với máy vi tính giống như là 1 thiết bị ngoại vi. Dạng Desktop thường chỉ quét được barcode 1-D và được sử dùng cho các công việc văn phòng, các cơ quan hành chánh có nhu cầu quét mã vạch trên giấy tờ tài liệu.

4. Dạng đọc thẻ, coupon, tài liệu:
Là loại máy quét 2-D sử dụng chùm tia laser và có tầm quét xa và rộng. Tốc độ quét của loại này lên đến trên 1000 scans/second. Dạng máy quét dùng để đọc thẻ, phiếu, tài liệu có hình thức rất đa dạng. Có loại có kích thước lớn có chân đứng nhưng cũng có loại nhỏ gọn để bàn có thể xoay được v.v...
Có thể sử dụng loại máy quét này ở các quầy tính tiền trong các Club, quầy Bar, cửa hàng ăn uống khi thẻ barcode được sử dụng như là thẻ hội viên (membership)

5. Dạng không dây "Mẹ bồng con"(Wireless Scanner)
Tựa như loại điện thoại "Mẹ bồng con", loại máy này gồm 2 phần: 1 phần nối với máy tính (coi như máy mẹ) và phần kia là scanner không dây sử dụng Pin sạc. Loại scanner này dùng để quét mã vạch trên các món hàng lớn mà ta không thể "bê" nó về quầy tính tiền được. Thí dụ: quét mã vạch trên 1 cái ..."tủ lạnh". Chắc chắn ta phải dùng loại scanner này vì ta không thể mang tủ lạnh đến quầy tính tiền được.

6. Dạng Portable Data Terminal

Đây là dạng máy trạm theo công nghệ không dây RFID mà các công ty chuyên bán các thiết bị mã vạch của chúng ta thường gọi là "máy kiểm kho". Các Data Terminal thu thập dữ liệu và lưu trữ vào bộ nhớ của máy. Sau đó có thể truy xuất dữ liệu tại máy hoặc Download về máy tính để xử lý. Sự khác biệt giữa Data Terminal và loại máy "Mẹ bồng con" là Terminal hoạt động như 1 máy trạm, có Firmware và có thể lập trình cho dữ liệu thu thập, còn loại máy "Mẹ bồng con" hoạt động như 1 máy quét cầm tay thông thường, tức là dữ liệu thu thập được truyền thẳng về máy vi tính. Do đó nó được xếp vào loại Handheld Scanner chứ không phải theo công nghệ RFID. Portable Data Terminal được sử dụng trong hệ thống kiểm kho, kiểm tra hàng hoá trên các kệ hàng hoặc thu thập dữ liệu ở những nơi không có máy tính.

7. Dạng máy quét công nghiệp (Industrial Barcode Scanner)
Dạng máy quét công nghiệp dùng để kiểm tra hàng hoá sản xuất ngay tại đầu ra của băng chuyền. Từ đó biết được chính xác số lượng, mã mặt hàng của mỗi sản phẩm, tiết kiệm được nhân lực và thời gian dùng để kiểm tra sản phẩm. Dạng này có độ chính xác rất cao, được thiết kế treo giống như đèn sân khấu. Chùm tia sáng phát ra có miền quét rất sâu và phủ rộng, có thể quét cùng lúc nhiều loại mã vạch trong vùng phủ sáng. Được sử dụng chủ yếu cho các khu công nghiệp, các xí nghiệp sản xuất hàng hoá trên băng chuyền. Loại máy quét này cũng có thể được bố trí trong kho như hình bên phải. Khi đó mỗi 1 kiện hàng được mang ra đều phải qua vùng phủ sáng của máy quét và do đó thông tin trên kiện hàng được ghi nhận. Được sử dụng trong vận chuyển, giao nhận hàng.

8. Dạng kéo thẻ (Barcode Slot Reader)

Dạng kéo thẻ barcode cùng với thẻ từ và thẻ thông minh được ứng dụng trong công nghệ nhận dạng tự động như hệ thống Access Control dùng để mở cửa, hệ thống Time Attendence dùng để chấm công, quản lý nhân sự. Sự khác nhau giữa 1 máy barcode slot reader và 1 máy quét barcode thông thường là ở chỗ khi kéo thẻ barcode, mã số được đưa vào máy đọc sẽ tác động 1 hiệu ứng điện và cơ học để làm mở cửa, mở khoá (Access Control), hoặc mã số được đưa vào 1 phần mềm quản lý nhân sự nhằm mục đích chấm công, quản lý nhân viên.


Máy kéo thẻ barcode

Tóm lại, các loại máy quét, máy đọc barcode là cả 1 ngành công nghệ được chế tạo cho nhiều mục đích, nhiều ứng dụng khác nhau nhằm phục vụ cho con người tốt hơn trong các vấn đề về quản lý nói chung. Chi phí đầu tư cho mỗi ứng dụng không cao lắm, nhưng làm sao để cho các doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng và lợi ích của công nghệ barcode để có thể mạnh dạn đầu tư vào là một vấn đề mà cho tới nay chúng ta vẫn chưa giải quyết được. Một số công ty đã ứng dụng được công nghệ barcode trong quản lý và trong thủ tục hành chánh nhưng chỉ là tự phát và con số đó rất thấp nếu so với số lượng các công ty lẽ ra nên ứng dụng các công nghệ tiên tiến tại VN.

CODE 128

Theo comment của một độc giả, hôm nay mã vạch cung cấp thêm một số thông tin về barcode 128
(Bài viết này được dịch từ tài liệu tiếng Anh, một số từ ngữ có thể không biểu diễn sát nghĩa như bản gốc - Mong nhận được góp ý)

Code 128 hay được biết dưới tên đầy đủ là "Full ASCII-Character set with Code128 ABC autoselection" được giới thiệu lần đầu vào năm 1981 như một loại mã hóa ký số ASCII với mật độ cao.

Code 128 là tập gồm các ký tự số 0-9, ký tự a-z (hoa và thường) và tất cả các ký tự biểu tượng chuẩn ASCII và cả mã điều khiển. Và được chia thành 3 loại là A,B và C.

  • Code 128A bao gồm các ký tự chuẩn ASCII, số, chữ hoa, chữ thường và mã điều khiển.
  • Code 128B bao gồm các ký tự chuẩn ASCII, chữ số, chữ hoa và thường.
  • Code 128C nén 2 ký số trong một ký tự mã hóa, cung cấp một dạng mã hóa nén tốt nhất .

Mã số 128 là rất hiệu quả, mật độ cao symbology đó cho phép các mã hóa dữ liệu của alphanumeric. Các symbology checksum bao gồm một chữ số để xác minh, và các quầy bar cũng có thể được mã xác nhận ký tự của các ký tự xác minh tính chẵn lẻ của mỗi byte dữ liệu. Symbology này đã được triển khai thực hiện rộng rãi trong nhiều ứng dụng tương đối lớn, nơi một số lượng dữ liệu phải được mã hóa trong một số lượng tương đối nhỏ không gian. Nó cũng cho phép cụ thể cơ cấu số dữ liệu sẽ được mã hoá tại, có hiệu quả, đôi mật độ.

Ví dụ về alphanumeric mã hóa trong một quầy bar Mã số 128 mã là:

COMPUTING THE CHECKSUM DIGIT

Before a Code 128 symbol may be encoded, the software must compute the correct checksum digit which will be included in the bar code. The checksum digit is based on a modulo 103 calculation based on the weighted sum of the values of each of the digits in the message that is being encoded, including the start character.

The steps for calculating the check digit are as follows:

  1. Take the value of the start character (103, 104, or 105) and make that the starting value of the running checksum.
  2. Starting with the first data character following the start character, take the value of the character (between 0 and 102, inclusive) multiply it by its character position (1) and add that to the running checksum.
  3. Take each additional character in the message, take its value, and multiply it by its character position, and add the total to the running checksum.
  4. Divide the resulting running checksum by 103. The remainder becomes the checksum digit which is added to the end of the message.
  5. The stop character is appended after the checksum digit.
This is easier to understand with an example. Let's calculate the checksum digit for the sample bar code above, "HI345678". The checksum digit is included in all Code 128 bar codes, but it isn't printed as part of the text below the bar code symbol (as is the case with UPC and EAN symbols).

Barcode START-A H I CODE-C 34 56 78
Character Value 103 40 41 99 34 56 78
Character Position - 1 2 3 4 5 6
Calculation 103 40 * 1 41 * 2 99 * 3 34 * 4 56 * 5 78 * 6
Weighted Sum 103 40 82 297 136 280 468

Summing up the running checksum for each digit, we get 103 + 40 + 82 + 297 + 136 + 280 + 468 = 1406. This value divided by 103 is 1406 / 103 = 13 with a remainder of 67. Thus the checksum digit is the character which has a value of 67.

    NOTE: Note that the checksum starts with the first Start Character, with a weight of 1, and that the first data character also has a weight of 1.

ENCODING THE SYMBOL

Once the checksum digit has been calculated we know the entire message which must be encoded in the bars and spaces. Continuing with our example, we will encode, from zero, the Code 128 bar code we used in our example above: HI345678 with a checksum digit of 67.

In the following text, we will discuss the encoding of the bar code by considering that the number "1" represents a "dark" or "bar" section of the bar code whereas a "0" represents a "light" or "space" section of the bar code. Thus the numbers 1101 represents a double-wide bar (11), followed by a single-wide space (0), followed by a single-wide bar (1). This would be printed in the bar code as:


STRUCTURE OF A CODE 128 BARCODE

A Code 128 bar code consists of a leading quiet zone, one of three start codes, the data itself, a check character, a stop character, and a trailing quiet zone.

The Code 128 specification defines three "character sets" or "character modes." The start code that is used determines which character set will be used. The character set may also be changed in the middle of the bar code. For example, in the bar code above the bar code starts in "Character set A" to encode the text "HI", and then switches to "Character set C" to more efficiently encode the numbers that follow.

To encode a value as a Code 128 bar code, the checksum digit must first be calculated (see procedure above) and the entire bar code, including check digit, may then be encoded as a sequence of bars and spaces.

A Code 128 bar code has the following physical structure:

  1. Start code, which is the code 103, 104, or 105 from the encoding table below (either 11010000100 (Start-A), 11010010000 (Start-B), or 11010011100 (Start-C).
  2. Each of the data bytes of the message, encoded with the encoding table below.
  3. The checksum byte, calculated as described above and encoded using the table below.
  4. Stop character of 11000111010.
  5. Termination bar of 11.

CODE 128 ENCODING TABLE

This table indicates how to encode each digit of a Code 128 bar code. Note that it is easiest to think of each character as a value between 0 and 105, inclusive, rather than thinking of them as characters. The character that a value represents depends on what mode (or character set) you're in-so rather than thinking of a character as "A" or "B", etc. it is more appropriate to think of it as 33, 34, etc.

VALUE WHICH REPRESENTS IN
CHARACTER SET
ENCODING VALUE WHICH REPRESENTS IN
CHARACTER SET
ENCODING
A B C A B C
00 SP SP 00 11011001100 53 U U 53 11011101110
01 ! ! 01 11001101100 54 V V 54 11101011000
02 " " 02 11001100110 55 W W 55 11101000110
03 # # 03 10010011000 56 X X 56 11100010110
04 $ $ 04 10010001100 57 Y Y 57 11101101000
05 % % 05 10001001100 58 Z Z 58 11101100010
06 & & 06 10011001000 59 [ [ 59 11100011010
07 ' ' 07 10011000100 60 \ \ 60 11101111010
08 ( ( 08 10001100100 61 ] ] 61 11001000010
09 ) ) 09 11001001000 62 ^ ^ 62 11110001010
10 * * 10 11001000100 63 _ _ 63 10100110000
11 + + 11 11000100100 64 NUL ` 64 10100001100
12 , , 12 10110011100 65 SOH a 65 10010110000
13 - - 13 10011011100 66 STX b 66 10010000110
14 . . 14 10011001110 67 ETX c 67 10000101100
15 / / 15 10111001100 68 EOT d 68 10000100110
16 0 0 16 10011101100 69 ENQ e 69 10110010000
17 1 1 17 10011100110 70 ACK f 70 10110000100
18 2 2 18 11001110010 71 BEL g 71 10011010000
19 3 3 19 11001011100 72 BS h 72 10011000010
20 4 4 20 11001001110 73 HT i 73 10000110100
21 5 5 21 11011100100 74 LF j 74 10000110010
22 6 6 22 11001110100 75 VT k 75 11000010010
23 7 7 23 11101101110 76 FF l 76 11001010000
24 8 8 24 11101001100 77 CR m 77 11110111010
25 9 9 25 11100101100 78 SO n 78 11000010100
26 : : 26 11100100110 79 SI o 79 10001111010
27 ; ; 27 11101100100 80 DLE p 80 10100111100
28 < < 28 11100110100 81 DC1 q 81 10010111100
29 = = 29 11100110010 82 DC2 r 82 10010011110
30 > > 30 11011011000 83 DC3 s 83 10111100100
31 ? ? 31 11011000110 84 DC4 t 84 10011110100
32 @ @ 32 11000110110 85 NAK u 85 10011110010
33 A A 33 10100011000 86 SYN v 86 11110100100
34 B B 34 10001011000 87 ETB w 87 11110010100
35 C C 35 10001000110 88 CAN x 88 11110010010
36 D D 36 10110001000 89 EM y 89 11011011110
37 E E 37 10001101000 90 SUB z 90 11011110110
38 F F 38 10001100010 91 ESC { 91 11110110110
39 G G 39 11010001000 92 FS | 92 10101111000
40 H H 40 11000101000 93 GS } 93 10100011110
41 I I 41 11000100010 94 RS ~ 94 10001011110
42 J J 42 10110111000 95 US DEL 95 10111101000
43 K K 43 10110001110 96 FNC3 FNC3 96 10111100010
44 L L 44 10001101110 97 FNC2 FNC2 97 11110101000
45 M M 45 10111011000 98 SHIFT SHIFT 98 11110100010
46 N N 46 10111000110 99 Code C Code C 99 10111011110
47 O O 47 10001110110 100 Code B FNC4 Code B 10111101110
48 P P 48 11101110110 101 FNC4 Code A Code A 11101011110
49 Q Q 49 11010001110 102 FNC1 FNC1 FNC1 11110101110
50 R R 50 11000101110 103 START A START A START A 11010000100
51 S S 51 11011101000 104 START B START B START B 11010010000
52 T T 52 11011100010 105 START C START C START C 11010011100
STOP STOP STOP 11000111010

CODE 128 ENCODING EXAMPLE

We will now code the above example, HI345678, in Code 128. As we calculated in the Checksum Digit Calculation section, the checksum digit is 67. So we must also code the checksum digit at the end of the message.

We encode each digit using the encoding table above.

  1. The START-A character: 11010000100.
  2. The digit "H" encoded as: 11000101000.
  3. The digit "I" encoded as: 11000100010.
  4. The "CODE-C" character: 10111011110.
  5. The digits "34" encoded as: 10001011000.
  6. The digits "56" encoded as: 11100010110.
  7. The digits "78" encoded as: 11000010100.
  8. The checksum digit of 67 encoded as: 10000101100.
  9. The STOP character: 11000111010.
  10. The termination bar: 11.
This is shown in the following graphical representation where the bar code has been sectioned-off into areas that reflect each of the 10 components just mentioned.



Summary CODE 128:

Character Set: The full ASCII set (128 characters). One of the advantages of this symbology is the ability to encode all 128 characters of the standard ASCII code chart.
Encodation: Three bars and three spaces are required to encode a character.
Start/Stop Pattern: One of three start characters A, B, or C shall be used at the beginning of the symbol to define initial code set. The stop pattern is seven elements comprised of four bars and three spaces. The Start/Stop pattern shall not be used within the symbol nor shown in human-readable interpretation.
Code Type: Modular, varying length (UCC/EAN - 128 has several formats defined).
Human Readable: Optional; although it is typically used.
Check Character: Required (Modulus 103 calculation).
Encoded Information: Contingent upon data requirements.
Allowable Sizes: Minimum "X" Dimension: .0075 inches.
Allowable Symbol Height: The greater of .25 inch or 15% of the symbol length.

07-01-2009

Các mô hình ứng dụng - Mô hình 6 Công nghệ RFID (Radio Frequency Identification Technology)

Công nghệ RFID là một công nghệ quản lý thuộc loại hiện đại vào bậc nhất trên thế giới. Nó cho phép con người có thể quản lý từ xa tất cả mọi thứ từ hàng hoá, sản phẩm cho đến bất động sản, động sản và ngay cả .....con người.
Thuật ngữ " RFID " nhằm ám chỉ việc thu thập dữ liệu bằng phương pháp không dây, từ 1 khoảng cách chỉ độ ... 1 gang tay cho đến 1 cự ly vài trăm mét mà vẫn chính xác như thu thập dữ liệu theo cách cổ điển. Bạn hãy nhìn vào hình bên dưới để thấy các ứng dụng tiện lợi của công nghệ RFID

Như vậy mô hình 6 là một mô hình "đa mô hình", nó ứng dụng công nghệ RFID cho nhiều mục đích khác nhau. Các thiết bị phần cứng cũng như phần mềm được chế tạo đặc thù cho công nghệ RFID là một tầm mức rất rộng mà có lẽ chúng ta phải chờ đợi cho đến khi một đại gia về RFID như Avery Dennision hoặc Zebra, v.v... chính thức đầu tư tại Việt Nam.

Các mô hình ứng dụng - Mô hình 5 Ứng dụng mã vạch trong hệ thống quản lý kho hàng

Trong một kho hàng, tất cả mọi thứ đều có thể di động, kể cả con người. Chính vì thế, việc quản lý kho hàng bằng mã vạch chỉ có thể thực hiện được hiệu quả bằng giải pháp không dây (RF Solutions) hay như người ta thường gọi là "công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến", RFID (Radio Frequency Identification).

Hệ thống quản lý kho hàng (Warehouse Management System=WMS) bao gồm các ứng dụng quản lý kho hàng và các thiết bị về mã vạch như máy quét không dây, máy in mã vạch lưu động kết hợp với mạng máy tính không dây sẽ cho phép các quản đốc thấy được tất cả các giao dịch hàng hoá hàng ngày. Quản lý kho hàng 1 cách thích hợp có thể tiết kiệm được cho công ty hàng ngàn USD mỗi tháng.
Phần mềm theo dõi WMS là 1 hệ thống giao, nhận và kiểm kê hàng hoá thường giao tiếp với hệ thống kế toán. Hệ thống kế toán cung cấp cho WMS các đơn đặt hàng mua, bán, WMS sẽ hợp thức hoá biên nhận và chọn hàng hoá theo đơn đặt hàng.

Hệ thống WMS đã mở ra công nghệ chế tạo các thiết bị phần cứng & phần mềm đặc thù cho mục đích quản lý kho hàng như sau:


Portable Printer
(~ 0.5 kg)


Portable Data Terminal


Pen Based Terminal


Wearables


Verhicle Mounted Terminal

Các mô hình ứng dụng - Mô hình 4 Ứng dụng mã vạch trong quản lý nhân sự

Cùng với thẻ từ và thẻ thông minh, thẻ barcode có thể được sử dụng trong hệ thống Time Attendance cho mục đích quản lý nhân sự.

Các mô hình ứng dụng - Mô hình 3 Ứng dụng mã vạch trong hệ thống Access Control

Mã vạch được sử dụng như chìa khóa điện tử dùng để mở cửa tự động, hệ thống này được gọi là Access Control.
Hệ thống Access Control ứng dụng thẻ mã vạch, thẻ từ hoặc thẻ thông minh để tự động mở cửa. Khi ứng dụng mã vạch vào hệ thống Access Control, mã vạch sẽ được in lên thẻ (trường hợp mở cửa tự động), hoặc in lên vé (thu phí giao thông)

Các mô hình ứng dụng - Mô hình 2 Ứng dụng mã vạch trong hệ thống phân phối hàng hoá tại các kênh siêu thị

Mô hình 2 mô tả toàn cảnh quá trình phân phối sản phẩm từ nhà máy sản xuất đến một kênh siêu thị, cách thức siêu thị quản lý hàng hoá và bán lẻ cho người tiêu dùng. Mô hình 2 cũng nêu lên mô hình hoạt động của một siêu thị hiện đại.

Một quá trình phân phối như vậy gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đầu ra của sản phẩm

Sản phẩm từ nhà máy sản xuất sẽ được dán nhãn barcode hoặc in trực tiếp barcode lên bao bì trước khi được tung ra thị trường lưu hành hợp pháp. Loại barcode được sử dụng cho sản phẩm tại đầu ra thường là EAN hoặc UPC trong đó EAN là điều kiện bắt buộc nếu muốn sản phẩm được xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới. Nhãn bacode được tạo ra trong giai đoạn này thường có số lượng rất lớn và do đó được in bằng các loại máy in công nghiệp (như loại máy Flexo) hoặc các loại máy in nhãn có công suất in vài nghìn nhãn/ngày. Thông thường chỉ có các công ty in gia công mới trang bị các loại máy in công nghiệp lớn vì chi phí đầu tư cho loại máy này rất cao. Do đó, một cách chủ động hơn, các công ty thường trang bị cho mình 1 hoặc vài máy in nhãn là có thể sản xuất ra vài chục nghìn nhãn mỗi ngày với chi phí đầu tư chỉ có khoảng gần 1500USD/1máy . Cách thức tạo nhãn barcode bằng máy in nhãn như thế nào và dùng máy quét để kiểm tra barcode ra sao ở mô hình 1 đã chỉ rõ.

Giai đoạn 2: Đầu vào của sản phẩm

Trong mô hình này, sản phẩm tại đầu ra sau khi dán nhãn hoặc in barcode sẽ được phân phối cho các kênh siêu thị và các cửa hàng. Các chủ siêu thị hoặc cửa hàng nắm được xuất xứ của từng món hàng thông qua barcode được in trên món hàng đó. Đến lượt của mình, siêu thị và các cửa hàng lại dùng barcode để phân loại hàng hoá, định giá cả nhằm mục đích để quản lý và tính tiền chính xác, mau lẹ. Loại barcode được sử dụng trong trường hợp này gọi là barcode cục bộ. EAN không có qui định gì bắt buộc về barcode cục bộ nên các nhà buôn bán lẻ, các cửa hàng hoặc siêu thị có thể dùng 1 loại barcode nào đó thích hợp cho sản phẩm của mình để mã hoá thông tin của mặt hàng. Thường người ta dùng Interleaved 2 of 5 hay EAN-8 để làm barcode cục bộ cho các sản phẩm tiêu dùng.

Sau khi hàng hoá được các siêu thị và các cửa hàng dán nhãn barcode cục bộ, một "công nghệ tính tiền" dành cho siêu thị và các cửa hàng được phát triển. Hệ thống tính tiền cho khách hàng tại các siêu thị bao gồm:

1. Hệ thống máy quét barcode tự động tại quầy tính tiền:
Nhằm mục đích quét barcode cục bộ trên các món hàng một cách mau lẹ. Người tính tiền chỉ việc cầm từng món hàng lướt qua hệ thống quét barcode được trang bị ngay bên dưới bàn tính tiền. Máy quét barcode sẽ tự động đọc barcode trên các món hàng mà không cần biết đến chiều hướng của ký hiệu barcode như thế nào.

2. Phần mềm tính tiền và quản lý hàng hoá:
Là loại phần mềm CSDL chuyển đổi mã barcode được quét thành mã sản phẩm, từ đó biết được tên của sản phẩm, xuất xứ của nó cũng như giá tiền mà siêu thị hay cửa hàng đã niêm yết trên món hàng.
Phần mềm này thường do siêu thị hay cửa hàng tự viết lấy để phù hợp với yêu cầu thực tế của công ty.

3. Máy in hoá đơn chuyên nghiệp (Receipt Printer):
Là 1 thành phần trong một hệ thống gọi là POS (Point Of Sales). Hệ thống POS đã dẫn đến việc phát triển thành một công nghệ chế tạo các thiết bị mang tính chuyên nghiệp cao và còn khá xa lạ đối với Việt Nam ta. Trong hệ thống POS này có các Pos Printer mà máy in hoá đơn chỉ là 1 thành phần trong số đó. Máy in hoá đơn được chế tạo nhằm mục đích in hoá đơn bằng giấy cuộn in hoá đơn. Tức là loại giấy cuộn có khổ nhỏ cỡ khoảng từ 76mm - 80mm vừa đủ để in ra danh sách các món hàng và giá cả. Có thể in được nhiều Ply và cắt giấy tự động sau khi in để giao cho khách hàng một cách mau lẹ. Ta biết rằng trong một siêu thị có tầm cỡ, lượng khách hàng mua sắm hàng ngày và thậm chí hàng giờ là rất đông. Nếu ta không có những thiết bị chuyên dùng đặc thù cho mô hình của một trung tâm thương mại thì ta không thể nào giải quyết được nhu cầu mua sắm của khách hàng và như vậy sẽ dẫn đến việc hiệu quả bán hàng bị kém đi.
Trong một trung tâm mua sắm có đến hàng ngàn người, ta không thể tính tiền bằng cách đọc giá cả trên từng món hàng bằng mắt thường và sau đó dùng calculator để tính tiền cho khách hàng được vì như thế sẽ chậm và có thể bị nhầm lẫn, thậm chí ta cũng không thể dùng loại máy quét cầm tay (như loại máy quét dùng kiểm tra mã vạch) vì loại máy quét này vẫn còn chậm so với tốc độ tính tiền thật sự. Tương tự như vậy ta cũng không nên dùng các loại máy in văn phòng để in hoá đơn cho khách vì chúng không được thiết kế để in hoá đơn được thuận tiện (không sử dụng được giấy cuộn, không có dao cắt giấy, không in được nhiều ply) và gây lãng khí lớn về mặt công năng.


4. Customer Display:

Nếu bạn phải ở vào vị trí "tính tiền" cho khách hàng như hình bên cạnh bạn sẽ hiểu được Customer Display dùng để làm gì ? Còn nếu bạn là người đi mua sắm và đứng ở bên ngoài quầy tính tiền thì bạn sẽ nghĩ như thế nào nếu cô thu ngân cứ âm thầm tính toán ở trong quầy và giao cho bạn 1 hoá đơn mà bạn không được hài lòng lắm ? "Tiền bạc" là phải "sòng phẳng" và Customer Display chính là giải pháp. Nó được kết nối với máy tính hoặc máy in để hiển thị giá cả các món hàng mà khách phải trả, ngoài ra nó còn nhiều công dụnng khác nữa như hiển thị tin nhắn, thông báo v.v... Sự có mặt của Customer Display càng làm cho các điểm, các trung tâm bán hàng thêm trang trọng.

Customer Displays cũng là 1 trong những thành phần của hệ thống POS, nó có thể nằm rời hoặc tích hợp trong một hệ thống POS gồm nhiều thiết bị.

Trên đây là toàn cảnh về mô hình ứng dụng mã vạch từ khâu phân phối hàng hoá đến khâu tiêu thụ hàng hoá tại các kênh siêu thị hay trung tâm thương mại. Qua mô hình này ta cũng thấy rõ nó đã dẫn đến việc phát triển hệ thống POS với nhiều thiết bị ngày càng tiện lợi và hiện đại.

Các mô hình ứng dụng - Mô hình 1 Ứng dụng mã vạch trong sản xuất hàng hoá hay buôn bán lẻ

Như đã nói, các ký hiệu mã vạch mà các bạn đã thấy trên các sản phẩm, dù nhỏ như 1 thanh kẹo cao su, hay lớn như một kiện hàng tồn kho, sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu chúng không có công nghệ và ứng dụng đi kèm. Ở Việt Nam, khi hỏi về mã vạch thì đa số ai ai cũng chỉ nghĩ đến ...... "siêu thị" hoặc các cửa hàng sách vì ở các nơi đó, các ký hiệu mã vạch được trông thấy rõ nhất. Nhưng cũng ít có người hiểu được rằng, chỉ vì "cái mẫu sọc" nhỏ xíu đó mà cả một công nghệ ứng dụng được phát triển nhằm mục đích không chỉ dùng mã vạch để quản lý hàng hoá tiêu dùng, mà còn có thể dùng nó cho nhiều mục đích khác nhau như quản lý động sản, bất động sản và quản lý cả con người.

Chúng ta cần phải hiểu rằng, đưa công nghệ quản lý tự động vào doanh nghiệp sẽ góp phần:
1. Nâng cao hiệu suất công việc.
2. Giảm thiểu thời gian quản lý theo kiểu thủ công.
3. Tăng cường độ chính xác và do đó giảm tiêu cực trong quản lý.
4. Nâng cao tầm vóc của công ty.

Các bạn là nhà doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ các bạn cũng có thể tìm thấy một mô hình thích hợp nhất đối với công ty của mình. Vì vậy, ở đây tôi xin được giới thiệu một số mô hình ứng dụng tiêu biểu.

Mô hình I: Ứng dụng mã vạch trong sản xuất hàng hoá hay buôn bán lẻ

Với một chiếc máy in nhãn cỡ nhỏ hoặc trung, 1 máy quét barcode cầm tay và 1 phần mềm in nhãn là bạn có thể làm cho hàng hoá của mình được lưu thông hợp pháp trên thị trường, trưng bày chúng trong các cửa hàng hay siêu thị và nhanh chóng tính tiền bằng một phần mềm có sẵn như Excel chẳng hạn. Công nghệ này rất đơn giản và chi phí cũng rất thấp mà bạn hoàn toàn có thể trang bị, quản lý và điều khiển chúng 1 cách dễ dàng.

Bạn hãy quan sát sơ đồ bên dưới:

<==>
Từ phần mềm in nhãn, in barcode rất dễ sử dụng được thiết kế để in đươc nhiều loại barcode khác nhau, phối hợp tốt với máy in nhãn chuyên nghiệp. Máy in nhãn chuyên nghiệp với tốc độ in gấp 4 lần máy in laser, khả năng in vài nghìn nhãn barcode/ngày bằng giấy cuộn mới có thể đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hoá.
<==>
Sản phẩm có thể được dán tem barcode ngay từ nơi sản xuất hoặc ngay sau khi được trưng bày trên các kệ hàng. Tem barcode sau khi in có thể lột ra và dán lên sản phẩm dễ dàng.

Thật đơn giản phải không các bạn? Chỉ cần 1 phần mềm in nhãn cài vào máy tính có cấu hình ... hơi thấp 1 chút cũng được, một máy in nhãn loại trung bình (giá thành khoảng trên dưới 1000USD) là bạn có thể sản xuất ra đủ loại nhãn mã vạch với công suất độ vài chục nghìn nhãn/ngày mà máy vẫn "không hề hấn gì". Nếu bạn cảm thấy rằng chi phí này vẫn còn cao và nhu cầu in nhãn với số lượng không lớn lắm thì bạn có thể trang bị một loại máy in nhãn "compact" nhỏ gọn như hình bên cạnh:

Với 1 máy in như thế này bạn có thể yên tâm sản xuất ra vài nghìn nhãn mỗi ngày. Không chỉ nhãn barcode mà còn là tất cả các loại nhãn khác, kể cả in vé. Kích thước và giá thành của loại máy in "compact" như thế này chỉ bằng khoảng phân nửa so với 1 máy in nhãn loại trung. Nhưng nếu bạn có được 1 máy in nhãn loại trung thì ngoài chất liệu giấy ra, máy còn có thể in được 1 số chất liệu khác như giấy bạc, giấy nhôm, da mỏng, giấy nhựa tổng hợp, film, plastic, v.v... Bạn nên hỏi người bán để biết rõ tính năng của từng loại máy.

Khi bạn mua một máy in nhãn thì người cung cấp máy có nhiệm vụ cung cấp cho bạn Driver và phần mềm in nhãn miễn phí, cũng như hướng dẫn cách sử dụng máy in và phần mềm in nhãn. Hoặc nếu không có yêu cầu gì đặc biệt, bạn cũng có thể dùng CorelDraw để in nhãn và chạy Barcode Wizard để tạo barcode cho nhãn (chứ không phải dùng Corel để "vẽ" barcode!).

Còn nếu như bạn vẫn còn ngần ngại vì nhiều lý do không thể đầu tư vào công nghệ này được, nhưng hàng hoá, sản phẩm của bạn buộc lòng phải có mã vạch, thì bạn chỉ còn có cách là phải nhờ đến một đơn vị thứ 3 để in gia công mã vạch hàng hoá. Đó chính là các công ty chuyên in gia công nhãn sản phẩm, nhãn mã vạch, bao bì, v.v... Đến với các công ty này, chúng ta có thể thấy rõ mã vạch được in bằng các công nghệ in như thế nào. Không chỉ bằng máy in barcode mà người ta còn in bằng các loại máy in công nghiệp khác như Flexo, Offset và lẽ dĩ nhiên đầu tư cho các loại máy in này không phải là 1 mô hình thích hợp đối với các cơ sở sản xuất hàng hoá nhỏ và vừa.

Sau khi đã có được các nhãn barcode, một vấn đề cũng rất quan trọng là bạn cần phải kiểm tra lại xem tính chính xác của các ký hiệu mã vạch mà bạn đã mã hoá. Tức là các ký hiệu mã vạch khi in ra có mã hoá đúng với các mã số ban đầu hay không. Điều này chỉ có thể thực hiện được bằng máy quét mã vạch (barcode scanner). Vậy thì máy quét mã vạch hoạt động như thế nào, đầu tư vào nó ra sao xin mời bạn hãy nhìn vào hình bên dưới:

Đây là loại máy quét cầm tay thuộc loại đơn giản và rẻ tiền nhất (trên dưới 100USD) thích hợp cho các bạn dùng để kiểm tra các loại mã vạch thông dụng. Cách sử dụng loại scanner này rất đơn giản, bạn chỉ việc nối dây cáp của nó vào máy tính như hướng dẫn trên hình vẽ, sau đó mở 1 chương trình văn bản hoặc bảng tính thông dụng như Notepad, Word hay Exel và cầm máy quét hướng cửa sổ quét về phía mã vạch sao cho tia laser đỏ cắt ngang qua toàn bộ bề ngang của mã vạch. Nếu máy đọc được, một tiếng "bíp" sẽ báo hiệu và dữ liệu sẽ được đưa vào phần mềm đang mở trên máy vi tính. Dữ liệu này chính là mã số ban đầu mà ký hiệu mã vạch đã mã hoá.

Như vậy với mô hình 1, bạn có thể hiểu được một cách tổng quát cách thức tạo ra các tem mã vạch như thế nào, cách dùng scanner để kiểm tra mã vạch ra sao và điều quan trọng là đầu tư cho công nghệ này thích hợp cho các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa, chi phí không cao và hoàn toàn nằm trong khả năng hiểu biết và quản lý của bất kỳ 1 công ty nào có nhu cầu sử dụng tem mã vạch.

Nếu các bạn muốn tìm hiểu một mô hình khác phức tạp hơn nữa về phân phối và quản lý hàng hoá như trong siêu thị chẳng hạn, xin mời bạn xem tiếp mô hình 2 trong bài sau.