Hỏi đáp về mã vạch Câu 1: Cho biết thế nào là mã số, thế nào là mã vạch. Có phải khi được cấp mã số doanh nghiệp cũng đồng thời được cấp luôn "cái mã vạch" kèm theo nó ? Trả lời: Câu hỏi này cũng là thắc mắc chung của nhiều người còn "lờ mờ" về mã số mã vạch. Ở đây có 3 định nghĩa như sau:
Ở đây chúng ta hay lẫn lộn giữa "mã số" và "mã số doanh nghiệp". Mã số doanh nghiệp là mã số được cấp bởi tổ chức EAN hoặc UCC (khu vực Bắc Mỹ). Ở Việt Nam, mã số doanh nghiệp được cấp bởi Tổ chức mã số mã vạch Việt Nam (gọi tắt là EAN Việt Nam), là thành viên của EAN quốc tế. Còn mã số nói chung là bất cứ con số nào mà chúng ta muốn mã hoá nó.Ví dụ, nếu chúng ta quản lý nhân viên bằng thẻ mã vạch thì mã số của nhân viên sẽ được mã hoá thành mã vạch tương ứng và in lên thẻ. Lẽ dĩ nhiên mã số này không phải do EAN cấp mà do phòng nhân sự của công ty tự đặt ra (gọi là mã số cục bộ) dùng để quản lý nhân viên của mình. Do đó, mã số doanh nghiệp là loại mã số có tính pháp lý và được cấp độc nhất cho mỗi công ty. Chúng ta thường hay nói Mã số mã vạch (MSMV) là muốn ám chỉ loại mã số có tính chất pháp lý như mã số doanh nghiệp chứ không có ý nói đến loại mã số cục bộ. Còn "mã vạch" như chúng ta vẫn thường nói chính là "ký mã vạch", là ký hiệu dùng để mã hoá mã số. Bất cứ mã số nào cũng có thể chuyển đổi được thành 1 loại mã vạch. EAN chỉ cấp cho doanh nghiệp mã số, còn việc chuyển đổi mã số này thành mã vạch là việc của công ty phải làm, nhưng lưu ý là mã số được EAN cấp phải được mã hoá bằng loại mã vạch EAN mới có thể hợp pháp lưu hành trên thị trường được, vì lẽ ta có thể mã hoá mã số EAN bằng 1 loại mã vạch khác như Code39, Code128, v.v... cũng vẫn được như thường. Trường hợp ngược lại, 1 mã số bất kỳ không phải do EAN cấp vẫn có thể được mã hoá bằng loại mã vạch EAN-13 (nếu đủ 13 ký số), hoặc EAN-8 (nếu đủ 8 ký số). Nhưng mã vạch EAN trong trường hợp này chỉ được lưu hành cục bộ. Thí dụ, 1 siêu thị có thể mã hoá các mặt hàng của mình bằng loại mã vạch EAN-13, trong đó mã số được mã hoá là mã mặt hàng do siêu thị tự đặt ra. Câu 2: Tôi thấy có những sản phẩm mà mã vạch được in trực tiếp hẳn vào nó, thí dụ như chai dầu gội đầu. Như vậy rất tiện lợi, việc gì phải in lên nhãn rồi dán lên sản phẩm cho tốn kém ? Trả lời: Hàng hoá trong cuộc sống của chúng ta từ xưa đến nay rất đa dạng. Có những sản phẩm chúng ta có thể in mã vạch trực tiếp lên nó hoặc lên vật chứa trực tiếp nó như chai nhựa của dầu gội đầu, hộp thuốc nhựa. Nhưng vẫn có rất nhiều các mặt hàng khác mà chúng ta không thể nào in mã vạch lên nó hoặc lên vật chứa trực tiếp nó được. Thí dụ : chai dầu gió thủy tinh nhỏ xíu, các món hàng bằng gỗ, các bo mạch điện tử, máy móc điện tử, các mặt hàng bằng kim loại, nón, găng tay, mắt kính, bút bi, bút máy v.v.... Câu 3: Tôi thấy có 1 loại kem đánh răng mà mã vạch không in trực tiếp lên tuýp kem mà lại được in lên hộp bằng giấy đựng tuýp kem. Như vậy có hợp lệ không ? Trả lời: Đây là vấn đề thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan chức năng. Nhưng theo nguyên tắc in mã vạch lên sản phẩm, thì mã vạch phải được in hoặc dán trực tiếp lên món hàng. Trường hợp không thể in, hoặc dán được trực tiếp lên món hàng thì có thể in lên bao bì gần nhất của món hàng. Có như vậy thì tính chính xác về nguồn gốc của hàng hoá mới được bảo đảm. Nếu không chính xác thì hàng hoá có thể bị tráo hay bị làm hàng giả. Nếu có điều gì đáng tiếc xảy ra thì ta không thể truy cứu được trách nhiệm của công ty, vì "vỏ là thật" nhưng "ruột là giả". Câu 4: Mã vạch UPC là gì ? EAN là gì ? chúng giống nhau và khác nhau ở chỗ nào ? chúng ứng dụng trong những lĩnh vực như thế nào ? Trả lời: Đây là câu hỏi căn bản nhất mà các bạn cần phải nắm vững. Để trả lời câu hỏi này, mời các bạn so sánh 2 mẫu ký mã vạch nằm bên dưới: Ta thấy cả 2 mẫu này đều mã hoá cho dãy số 0 75678 16412 và cả 2 ký hiệu này giống hệt nhau, điểm khác biệt duy nhất chính là dãy số 075678 ở ký hiệu UPC-A sẽ được diễn đạt thành 0075678 ở ký hiệu EAN-13. Giải thích ký hiệu: Trước hết ta phải có nhận định rằng, khi nhìn vào ký hiệu UPC hoặc EAN thì con số nằm sau cùng là ký số kiểm tra (check digit) tính chính xác của toàn bộ ký hiệu. Ta không có ý định mã hoá con số 5 cuối cùng này, nhưng khi ta mã hoá dãy số 075678 16412 thì phần mềm dùng để mã hoá sẽ tính toán mã kiểm tra và tự động chèn nó vào ở vị trí cuối cùng tính từ trái sang phải (ở đây là con số 5). UPC-A: Là ký mã vạch chuẩn của loạt mã vạch UPC (gồm nhiều version), nó còn có tên gọi là UCC 12. Ở Bắc Mỹ và Canada, tất cả các sản phẩm buôn bán lẻ đều phải có UPC-A. Mã số trên sản phẩm được mã hoá bằng UPC-A được chia làm 2 phần mà máy quét có thể quét độc lập với mỗi phần. Theo ví dụ trên đây thì 2 phần này gồm : 0 75678 : Là phần bắt buộc và độc nhất, có tính pháp lý, trong đó dãy số 75678 là mã số của nhà sản xuất. Doanh nghiệp phải xin phép được cấp mã này ở tổ chức UCC (Uniform Code Council). Mã số này là độc nhất và từ lúc được cấp, tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp này đều phải có mã UPC trong đó có chứa mã doanh nghiệp (75678). Khi cần truy cứu thông tin của sản phẩm, chỉ cần biết được 5 con số này là có thể biết được xuất xứ của sản phẩm : nó nằm ở đâu ? Hoa kỳ hay Canada ? tên công ty là gì ? Đây chính là trở ngại của mã UPC vì nó chỉ lưu hành được ở Bắc Mỹ. Con số 0 đứng trước mã số công ty (75678) biểu thị rằng đây là sản phẩm thông dụng trên thị trường. Vì lẽ các sản phẩm thông dụng trên thị trường có rất nhiều nên không thể cứ mỗi sản phẩm là 1 con số được nên UCC qui định con số 0 là dành cho những sản phẩm chung chung và ngoài con số 0 ra, UCC còn chỉ định thêm con số 6 và 7 cũng dành cho các mặt hàng chung chung. Nếu đây là con số 3, thì người ta hiểu ngay đó là sản phẩm về thuốc men, y tế v.v... Ký số đầu tiên của mã UPC được gọi là ký số hệ thống số (Number system digit). 16412 : Là phần tùy ý cho công ty sử dụng để gán cho sản phẩm của mình mà không cần phải hỏi ý kiến của UCC.Vì nhà sản xuất thường chế tạo nhiều sản phẩm nên mỗi loại sản phẩm của họ cần phải được gán 1 mã số để họ quản lý. Và mã số đó chính là mã số này với điều kiện mã này không được trùng lặp với mã công ty của họ và phải độc nhất cho mỗi sản phẩm của họ. Mã UPC-A gồm 12 ký số, không mã hoá được ký tự, nhưng khi mã hoá ta chỉ cần mã hoá đủ 11 ký số đầu, ký số cuối cùng là ký số kiểm tra sẽ được phần mềm tự động thêm vào. UPC-A đầu tiên được thiết kế để sử dụng trong ngành thực phẩm (xem Lịch sử barcode) nhưng sau đó chính phủ Hoa kỳ ứng dụng nó cho các sản phẩm buôn bán lẻ, lưu thông trên thị trường với mục đích theo dõi sản phẩm và tính tiền trong bán lẻ. EAN-13: Là bước cải tiến của UPC-A, nó là chuẩn trong loạt mã EAN. Bằng cách thêm 1 ký số nữa vào trong 12 ký số của UPC-A, người ta đã tạo ra mã EAN-13. Chính vì nó xuất phát từ UPC-A nên khi mã hoá EAN-13 bằng 12 ký số, ký hiệu thu được sẽ giống hệt như ký hiệu của UPC-A cũng mã hoá cùng 12 ký số đó như ta thấy ở hình bên trên. Tuy nhiên mã EAN-13 được cấu thành bởi 13 con số nên khi mã hoá thiếu, nó sẽ tự động thêm các con số 0 đứng trước dãy số cần mã hoá sao cho đủ 12 con số rồi cuối cùng phần mềm sẽ tính toán để chèn vào con số thứ 13 là ký số kiểm tra ở cuối cùng của dãy số. Chính vì vậy 0 75678 16412 5 của UPC sẽ trở thành 00 75678 16412 5 của EAN. Và như vậy khi chuyển từ mã UPC-A qua mã EAN-13 cũng chẳng có gì thay đổi ngoại trừ ý nghĩa của ký số hệ thống số. Toàn bộ các ký số hệ thống số trong mã UPC sẽ được chuyển đổi thành mã quốc gia Hoa kỳ và Canada trong mã EAN (từ 00 - 13):
Chính vì lẽ này, người ta nói EAN-13 chính là "Superset" của UPC-A. Điều này có nghĩa là ta có thể chuyển từ UPC -> EAN, nhưng điều ngược lại sẽ không đúng vì EAN-13 mã hoá đến 13 con số, nếu chuyển đổi ngược lại thành UPC-A chỉ có 12 con số thì mã số của công ty và mã của sản phẩm sẽ bị sai lệch. Tóm lại, EAN-13 chính là UPC-A đã được cải tiến với mã quốc gia được thêm vào nhằm mục đích để có thể quản lý hàng hoá trên toàn cầu và công dụng của EAN cũng chính là công dụng của UPC, chủ yếu cho các sản phẩm sản xuất với mục đích tiêu dùng buôn bán lẻ. Chính vì điều này, EAN trở nên gần gủi với chúng ta hơn là các loại barcode khác. Câu 5: Tôi thấy tem mã vạch dán trên các món hàng trong siêu thị ngoài ký hiệu mã vạch ra còn có nào là số, nào là giá tiền, nào là chữ v.v.... Phải chăng loại mã vạch trên đó mã hoá được tất cả những thông tin đó. Trả lời: Con tem mã vạch dán trên những món hàng trong siêu thị đúng là làm "rối ren" những người đang muốn tìm hiểu về mã vạch. Các bạn hãy nhìn vào con tem bên dưới đây: Ta thấy "lộn xộn" đủ thứ, nhưng ký hiệu mã vạch chỉ mã hoá con số nằm bên dưới. Ở đây ta nhận dạng, ký mã vạch này được chia làm 2 phần (có vạch ngăn cách chính giữa) nên có thể nó là UPC hoặc EAN. Nhưng đếm mã số bên dưới ta thấy chỉ có 8 ký số nên có thể khẳng định rằng dây là EAN-8 và nó được mã hoá cục bộ. Còn tất cả những thông tin "râu ria" xung quanh ký mã vạch này được gọi là chú thích của sản phẩm do phần mềm in mã vạch tạo ra và đưa vào kế bên ký mã vạch trong cùng 1 con tem để chú thích cho sản phẩm này. Giá tiền 18,000đ là con số niêm yết để cho khách hàng biết được giá cả của món hàng, nó không phải là mã số chứa trong mã vạch. Mã số của món hàng này có thể là 1444, từ đây khi được quét vào phần mềm tính tiền bên trong máy tính, nó sẽ được chuyển đổi thành 18,000đ. Câu 6: Cho biết công dụng của EAN-8, nó khác với EAN-13 chỗ nào ? Trả lời: Khi ta nói đến EAN hoặc UPC tức là ngầm định, mặc nhiên là EAN-13 và UPC-A. Hai version này là chuẩn trong hệ thống EAN và UCC. Cả hai đều có phiên bản rút gọn của nó là EAN-8 và UPC-E dùng cho những món hàng nhỏ. EAN-8 bao gồm 8 ký số : 42 hoặc 3 ký số đầu là ký số hệ thống 44 hoặc 5 ký số kế là mã sản phẩm 4Ký số cuối cùng là ký số kiểm tra (check digit) EAN-8 được gán trực tiếp bởi cơ quan có chức năng gán mã số cho sản phẩm. Bất kỳ công ty nào cũng có quyền yêu cầu cấp cho 1 mã số EAN-8 mà không cần quan tâm tới mã doanh nghiệp hay mã sản phẩm trong EAN-13. Cơ quan có thẩm quyền cấp mã số EAN-8 phải lưu trữ mã số này trong một cơ sở dữ liệu biệt lập. Khi cần tra cứu mã số EAN, cơ quan có trách nhiệm sẽ truy xuất từ CSDL này từ đó biết được nguồn gốc của sản phẩm. Như vậy ta thấy rằng trong mã số EAN-8 không cần đến mã công ty, cũng không cần đến mã sản phẩm của EAN-13. Sự khác biệt cơ bản giữa EAN-13 và EAN-8 là : EAN-13 : Tính chất pháp lý nằm ở mã công ty, mã quốc gia EAN-8 : Tính chất pháp lý nằm ở mã quốc gia và mã số sản phẩm mà mã số sản phẩm này đã được lưu trữ thành CSDL. Cần chú ý là mã sản phẩm trong EAN-8 không phải là mã sản phẩm trong EAN-13. Câu 7: Tôi thấy có nhiều loại mã vạch không có ghi mã số bên dưới. Vậy thì trường hợp nào cần ghi mã số, trường hợp nào không cần ghi mã số. EAN hoặc UCC có qui định gì về mã số ghi bên dưới mã vạch? Trả lời: Trước hết cần phải nói rằng việc ghi mã số bên dưới ký mã vạch là do phần mềm chuyển đổi mã số thành mã vạch tạo ra. Ta có thể bật hoặc tắt mã số ghi bên dưới mã vạch. Có nhiều phần mềm còn cho phép tạo mã số bên trên mã vạch. Việc cho hiển thị hoặc không hiển thị mã số kèm theo mã vạch là tùy theo công dụng sử dụng loại mã vạch đó như thế nào.
Trường hợp của EAN hoặc UPC: nếu không phải là mã cục bộ, thì sản phẩm mang mã vạch EAN hoặc UPC buộc lòng phải có mã số kèm theo và đó cũng là qui định của EAN và UCC vì lẽ mã số hàng hoá chính là giấy căn cước của sản phẩm mà con người phải nhận dạng được bằng mắt thường. Còn nếu ta sử dụng mã EAN hoặc UPC như là mã cục bộ thì tùy trường hợp, ta có thể cho hiển thị hoặc dấu mã số. Nhưng nếu dấu mã số bên dưới mã vạch EAN hoặc UPC thì phần mềm tạo mã vạch sẽ dấu luôn dạng thức của ký hiệu, tức là các vạch ngăn bên trái, giữa và bên phải trong ký hiệu của EAN và UPC sẽ không còn nữa, lúc đó mắt ta sẽ nhìn thấy EAN hoặc UPC như là 1 loại mã vạch bình thường khác. Đây là mã vạch EAN-13 trường hợp có mã số bên dướiVà đây là mã EAN-13 giống hệt như bên trên, nhưng đã bị dấu mã số Trường hợp các loại mã vạch khác: cũng tùy mục đích sử dụng mà ta có thể cho bật hoặc tắt mã số. Thí dụ nếu ta dùng thẻ mã vạch để làm chìa khoá điện tử mở cửa kho hàng thì cần phải dấu mã số đi khi in lên thẻ, vì nếu lộ mã số, người khác trông thấy được, sẽ có khả năng tạo 1 thẻ giả để đột nhập vào kho hàng. Câu 8: Tôi có thể in mã vạch bằng mực màu hoặc bằng giấy màu được không ? Tôi thấy có những sản phẩm mà mã vạch được in bằng màu xanh hoặc đỏ, vậy có qui định gì về màu để in mã vạch hay không? Trả lời:
Nếu bạn in barcode bằng 1 màu nào khác hoặc in trên 1 nền nào khác thì bạn phải biết chắc độ tương phản giữa vạch và nền phải càng lớn càng tốt. Còn nếu không bạn phải thử thực tế bằng máy quét. Nếu máy quét của bạn không đọc được hoặc đọc 1 cách khó khăn thì có nghĩa là độ tương phản thấp, bạn chớ nên in lên sản phẩm, nếu không hàng hoá của bạn khi xuất khẩu có nguy cơ bị trả về. Comment em có thắc mắc chút về code128c em chưa tìm thấy tài liệu nào có thông tin về 128c cả chỉ có 1 số chi tiết chung chung thôi mong các anh cho em biết chi tiết về thông tin 128c em rất cảm ơn..! Bạn có thể xem thêm bài viết về code 128 Tôi có 1 số font barcode: Code 128 , Code 39 ở http://www.mediafire.com/?sharekey=18f17edafcc866f 2d2db6fb9a8902bda. Làm sao tôi có thể tạo ra chuỗi mã vạch để máy có thể đọc? Làm hoài không được. Code 128 auto được tạo như thế nào vậy? Đối với các mã vạch sử dụng font .ttf, bạn cứ cài font như cài font bình thường. Sau đó sử dụng bất kỳ trình soạn thảo nào cho phép fortmat font như notepad,...MS Word,... để tạo mã vạch. Đối với các mã vạch có checksum, bạn phải tự checksum vì font ko thể check được! Mình đã làm được rồi. Cám ơn huynh nhé. Xin cho mình hỏi thêm là có phần mềm nào có thể nhận dạng được hàng trăm mã vạch trên cùng 1 tờ giấy A4 (từ file ảnh được scan vào) và có thể đọc hàng lọt cả trăm bức ảnh scan từ thư mục do mình chỉ định, cuối cùng là kết xuất ra file Excel, mỗi ảnh là 1 file Excel kết quả có cùng tên với file ảnh được scan vào không? Xin chân thành cám ơn! Tôi không dùng Checksum Digit trong quá trình tạo ra mã vạch được không? Mà khi không dùng Checksum Digit thì máy đọc mã vạch có đọc nó được ko vậy? Ví dụ tôi tạo ra một mã vạch gồm 13 chữ số luôn "8930210651119" tôi muốn in nó ra như vậy và máy sẽ đọc vào như vậy chứ không cần thông qua Checksum để có được số "9" cuối. Điều này tùy thuộc vào việc bạn chọn loại mã. Nếu là chuẩn EAN13 thì không được, vì khi bạn dùng mã đó để in, phần mềm in mã vạch luôn tự động xóa bỏ checksum của bạn(chỉ lấy 12 số đầu) và tự tính toán thêm vào checksum. Tuy nhiên để có thể đặt mã theo ý mình, bạn có thể dùng chuẩn khác như Code128,.. |
Hỏi đáp về máy quét
Câu 1: Tôi nghe nhiều người nói "lập trình để đọc mã vạch". Vậy có phải cần phải có một chương trình để đọc mã vạch ?
Trả lời: Cho tới nay, mã vạch chỉ có thể đọc được bằng một thiết bị duy nhất là máy quét mã vạch (barcode scanner). Bên trong máy quét đã có sẵn một chương trình để giải mã các loại barcode. Đó chính là chương trình dùng để đọc mã vạch. Các máy barcode scanner giao tiếp với máy tính thường qua 1 trong các cổng là: keyboard, USB và COM.
Nếu bạn có một máy quét dùng cổng keyboard hoặc USB thì bộ phận giải mã của máy quét sẽ đưa thẳng mã số vào ngay tại vị trí con nháy bất luận bạn đang sử dụng chương trình gì. Điều này tương tự như khi ta đang gõ bàn phím.Nếu bạn có một máy quét dùng cổng COM thì bạn cần phải viết một chương trình để chuyển đổi tín hiệu thu được tại cổng COM thành dạng văn bản. Lập "trình để đọc mã vạch" ở đây có nghĩa là vậy.Còn nếu chúng ta muốn lập trình để giải mã các loại barcode, tức là chúng ta đã thực sự đi vào công nghệ chế tạo máy quét mã vạch. Để lập trình giải mã các loại barcode chúng ta cần phải có kiến thức chuyên sâu về các loại barcode khác nhau. Đây là một vấn đề không đơn giản chút nào cả trong tình hình barcode của chúng ta hiện nay.
Nếu bạn có một máy quét dùng cổng keyboard hoặc USB thì bộ phận giải mã của máy quét sẽ đưa thẳng mã số vào ngay tại vị trí con nháy bất luận bạn đang sử dụng chương trình gì. Điều này tương tự như khi ta đang gõ bàn phím.Nếu bạn có một máy quét dùng cổng COM thì bạn cần phải viết một chương trình để chuyển đổi tín hiệu thu được tại cổng COM thành dạng văn bản. Lập "trình để đọc mã vạch" ở đây có nghĩa là vậy.Còn nếu chúng ta muốn lập trình để giải mã các loại barcode, tức là chúng ta đã thực sự đi vào công nghệ chế tạo máy quét mã vạch. Để lập trình giải mã các loại barcode chúng ta cần phải có kiến thức chuyên sâu về các loại barcode khác nhau. Đây là một vấn đề không đơn giản chút nào cả trong tình hình barcode của chúng ta hiện nay.
Câu 2: Máy quét barcode 1-D là gì, 2-D là gì ? Làm thế nào để phân biệt được chúng ?
Trả lời: Máy quét barcode 1-D là loại máy quét chỉ quét được các loại barcode tuyến tính, nghĩa là các loại barcode mà các vạch và các khoảng trống được sắp xếp theo thứ tự hàng ngang. Còn máy quét barcode 2-D là loại máy quét các loại barcode 2 chiều như PDF-417, Maxicode, Data Matrix, Softstrip, Vericode v.v... và dĩ nhiên cũng quét được các loại barcode 1-D (xem Mã vạch). Để phân biệt máy quét 1D và 2-D, ta nhìn vào cửa sổ bắn tia sáng của chúng. Loại máy quét 1-D có cửa sổ bắn tia sáng hẹp và dài, loại 2-D có cửa sổ vuông vức hoặc tròn. Để phân biệt chính xác hơn ta phải cho máy quét hoạt động. Nếu máy bắn ra tia sáng hẹp và dài thì đó là máy quét 1-D, còn nếu máy bắn ra tia sáng chùm, thì đó là máy quét 2-D.
Câu 3: Làm thế nào để phân biệt được máy quét CCD và máy quét Laser
Trả lời: Máy quét CCD cho tia sáng dày cỡ 1cm và quét tầm xa dưới 8 inches (203 mm), thông thường chỉ khoảng 100mm, máy quét Laser cho ta tia quét rất mãnh khoảng vài mm và quét tầm xa có thể lên đến 8 inches hoặc hơn nữa (cỡ 12" trở lên)
Câu 4: Tôi muốn mua 1 máy quét barcode vậy thì tôi phải mua loại máy quét như thế nào ?
Trả lời: Lẽ dĩ nhiên bạn cũng phải cân đối giữa giá tiền và chất lượng máy. Nếu bạn chỉ cần quét các loại barcode thông dụng với những kích thước barcode thông thường và không có yêu cầu gì đặc biệt thì bạn có thể chọn 1 loại máy quét rẻ tiền cũng được. Nhưng nếu bạn có 1 yêu cầu gì đó tương đối đặc biệt thì bạn cần phải được tư vấn trước. Thường các loại barcode rẻ tiền không đáp ứng được các yêu cầu đặc biệt như:
4Không quét được các loại barcode 1-D đặc biệt, thí dụ như Postnet, Planet, ISBN, v.v...
4Không quét được barcode 2-D
4Không quét được các loại barcode có kích thước quá nhỏ (dưới 6 mil) hoặc quá lớn (trên 12")
4Không quét được ở khoảng cách xa (trên 8")
4Tốc độ quét không cao (dưới 100 scan/giây)
Thông thường, một loại máy quét đạt tiêu chuẩn phải có khả năng quét được các loại barcode thông dụng như sau:
4UPC-A, UPC-E
4EAN-13, EAN-8, EAN 128
4Code 128 các loại
4Code 39, Code 93
4Interleaved 2 of 5, Codabar, Pharmacode
Và một số loại khác, ít thông dụng hơn. Bạn nên tham khảo sách hướng dẫn sử dụng để biết được máy quét đang sử dụng có thể quét được những loại barcode nào.
Câu 5: Khi sử dụng máy quét barcode, tôi có cần phải cài driver và sử dụng phần mềm gì đặc biệt để quét barcode không ?
Trả lời: Không, bạn không cần phải cài driver gì cho máy quét barcode cả cũng như không cần phải sử dụng phần mềm gì đặc biệt. Bạn nên sử dụng loại máy quét dùng dây Keyboard Wedge hoặc USB để có thể đưa dữ liệu quét được vào thẳng bất cứ phần mềm văn bản nào hoặc bất cứ trường văn bản nào cũng được. "Con nháy" trên màn hình nằm chỗ nào là dữ liệu quét được nhập vào chỗ đó.
Câu 6: Máy quét của tôi lúc trước mới mua về quét được đủ loại barcode. Đến nay "xài" đã 2 năm tự nhiên không quét được Code 93. Xin cho hỏi vì sao ?
Trả lời: Không phải vì bạn "xài" 2 năm mà máy không quét được Code 93. Nếu máy bạn quét được hầu hết các loại barcode thông dụng nhưng "chừa lại" Code 93 thì lỗi này có thể là do lập trình barcode đã khoá code 93. Bạn nên tham khảo sách hướng dẫn lập trình barcode (thường nằm trong User Manual hoặc User Guide), tìm cách bật Code 93 thì máy sẽ quét được Code 93. Còn bằng không thì bạn program lại máy quét theo tình trạng mặc định của nhà máy (Factory Default settings). Không phải máy quét nào cũng quét được đủ loại barcode nhưng đa số các loại thông dụng thì máy quét có thể quét được mà không cần phải program gì cả. Một số loại barcode hãng giới thiệu là quét được nhưng bạn phải program nó thì mới quét được.
Câu 7: Làm thế nào để quét mã vạch vào ứng dụng của tôi (không phải là 1 chương trình văn bản như Word hay Excel).
Trả lời: Đa số các loại máy quét thông dụng đều sử dụng cổng keyboard hay USB để kết nối với máy tính. Khi sử dụng các loại máy quét này dữ liệu quét sẽ được đưa trực tiếp vào trường văn bản nào đang hoạt động. Do đó dù bạn dùng bất cứ chương trình gì, miễn có các trường văn bản (text field) là dữ liệu quét có thể được đưa vào đó.
Câu 8: Tôi kết nối máy quét vào máy tính đúng như sách hướng dẫn sử dụng (dùng dây keyboard wedge), nhưng khi tôi quét mã vạch, chỉ nghe tiếng "bíp" mà không thấy xuất hiện cái gì trên màn hình Nodepad.
Trả lời: Nếu quét mã vạch mà nghe 1 tiếng "bíp" thì có nghĩa là máy quét đã quét thành công. Vấn đề là máy quét đã không đưa được dữ liệu vào máy vi tính. Bạn nên kiểm tra lại dây cáp. Thử gõ bàn phím xem còn hoạt động hay không. Nếu nó không hoạt động thì chứng tỏ các đầu tiếp xúc không tốt. Bạn nên rút các đầu cắm ra, kiểm tra và cắm lại. Khi nào cả máy quét và bàn phím cùng hoạt động tốt thì dữ liệu mới có thể đưa được vào máy vi tính.
Câu 9: Máy quét tôi đang quét tốt tự nhiên không quét được gì cả. Không có đèn báo gì cả.
Trả lời: Tình trạng này là do nguồn 5VDC không đưa được vào máy quét nên máy không có đèn báo và lẽ dĩ nhiên máy không hoạt động. Nếu máy quét dùng cổng keyboard hoặc USB thì nguồn này được lấy từ trong máy tính. Bạn nên rút dây ra, kiểm tra dây, các đầu cắm và ghim lại. Nếu máy quét dùng dây RS-232 thì có thêm 1 nguồn điện phụ từ bên ngoài, là 1 Apaptor DC cung cấp nguồn điện 5VDC. Bạn nên kiểm tra Adaptor này. Nếu đã làm hết cách mà vẫn không được thì máy đã bị hư mạch bên trong cần phải đem đi sửa chữa (ở chỗ chuyên ngành)
Hỏi đáp về Ribbon |
Câu 1: Thế nào là Ribbon Wax, Wax/Resin và Resin.Cho biết sự khác nhau giữa chúng ?
Trả lời: Hỗn hợp mực nhiệt trên ribbon dùng cho máy in truyền nhiệt cócấu tạo gồm 3 thành phần là chất làm màu mực carbon, chất sáp (Wax) dùng để làm chảy mực và chất nhựa dính (Resin) dùng để tăng độ kết dình của hỗn hợp mực trên vật liệu in.
-
Ribbon Wax: Khi trong hỗn hợp mực chất Wax chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với chất Resin thì ta có ribbon loại wax. -
Ribbon Resin: Nếu trong hỗn hợp mực, chất Resin chiếm đa số, chỉ 1 phần nhỏ là Wax thì ta có Ribbon loại Resin. -
Ribbon Wax/Resin: Nếu trong hỗn hợp mực mà chất Resin chiếm phần trăm cao hơn Wax, nhưng không phải là đa số thì ta có Ribbon loại Wax/Resin.
Sự khác nhau cơ bản giữa 3 loại ribbon này là:
RIBBON WAX: Nóng chảy ở nhiệt độ thấp, độ kết dính lên vật liệu in trung bình.Tùy theo thành phần của resin pha bên trong Ribbon Wax mà chất lượng của ribbon thay đổi. RibbonWax có độ chống trầy sướt, kháng hoá chất dung môi trung bình.Thường dùng để in lên nhãn giấy để ở trong nhà hay ở nơi khô ráo. Thích hợp sử dụng cho siêu thị, nhà sách, các kho hàng hoá nhỏ, ít vận chuyển. Không nên sử dụng để in lên vải, da, giấy kim loại. Sử dụng ribbon Wax có thể hạ nhiệt độ đầu in xuống thấp làm tăng tuổi thọ đầu in.
RIBBON WAX/RESIN: Nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn loại Ribbon Wax, độ kết dính cũng cao hơn. Có khả năng chống trầy sướt, mài mòn, kháng hoá chất, kháng dung môi cao. Chịu được nhiệt độ và độ ẩm trong thời gian dài mà chất lượng hình ảnh vẫn bảo đảm. Được sử dụng để in lên nhãn vận chuyển, nhãn bao bì, các nhãn của sản phẩm dược, đông lạnh, giấy kim loại, giấy nhựa tổng hợp v.v...
RIBBON RESIN: Nhiệt nóng chảy cao nhất trong 3 loại nhưng độ kết dính và tính bền vững cũng cao nhất vì hàm lượng Resin trong mực chiếm đa số. Ribbon Resin có khả năng chịu được mài mòn trầy sướt, kháng hoá chất, kháng dung môi rất cao. Chịu được những điều kiện khắc nghiệt nhất của môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, v.v... Là loại ribbon cao cấp dùng để in các chất liệu công nghiệp như vải, da, nhựa tổng hợp và các nhãn sản phẩm ngoài trời, thường xuyên vận chuyển, trong những điều kiện áp suất, nhiệt độ cao, đông lạnh, v.v...
Câu 2: Tôi đọc thấy đặc tính kỹ thuật của 1 loại ribbon truyền nhiệt là : "Tốc độ in : 6 IPS". Vậy chả lẽ ribbon nhiệt cũng bị ảnh hưởng bởi tốc độ in ?
Trả lời: Đúng vậy, tốc độ in có ảnh hưởng đến mực nhiệt. Khi tốc độ in cao, ribbon đi qua đầu in nhanh, thời gian để mực nhiệt "ủ" dưới đầu in có thể không đủ để mực nóng chảy. Chính vì vậy trong công thức pha chế mực nhiệt người ta phải tính đến tốc độ in tối đa để mực có thể nóng chảy bình thường. Khi 1 loại mực nhiệt được ghi chú là in với tốc độ 6 IPS có nghĩa là tốc độ in tối đa mà hình ảnh có thể chấp nhận được là 6 IPS.
Câu 3: Tôi đang sử dụng máy in nhãn để in nhãn Barcode, gần đây máy có hiện tượng in không rõ, phải tăng nhiệt độ thật cao mới in rõ được 1 cách tương đối. Tôi định dùng Ribbon Resin để thay thế cho loại Ribbon đang sử dụng vì nghe nói resin là loại Ribbon tốt nhất, in rõ nhất. Có nên như vậy không ?
Trả lời: Thứ 1, máy của bạn phải chỉnh lên nhiệt độ thật cao mới có thể in rõ tương đối tức là đã có vấn đề về đầu in. Một khi đầu in đã chỉnh lên nhiệt độ thật cao để in thì lại càng không nên sử dụng ribbon resin, vì resin nóng chảy ở nhiệt độ cao nhất trong 3 loại ribbon, do đó bạn phải chỉnh nhiệt độ đầu in lên cao hơn nữa, như vậy càng làm cho đầu in mau hư.
Thứ hai, nếu bạn chỉ in nhãn giấy barcode thông thường thì không cần phải sử dụng đến Ribbon Resin mà chỉ cần Wax hoặc Wax/resin là đủ.
Thứ hai, nếu bạn chỉ in nhãn giấy barcode thông thường thì không cần phải sử dụng đến Ribbon Resin mà chỉ cần Wax hoặc Wax/resin là đủ.
Trường hợp của bạn nên đem máy in đi bảo trì, xem xét cẩn thận để được cân chỉnh lại nhằm khôi phục lại phần nào tình trạng hoạt động của đầu in và được hướng dẫn cụ thể loại Ribbon nào cần được sử dụng cho phù hợp.
Câu 4: Công ty tôi có 1 máy in nhãn hiệu Zebra, lúc mới mua về sử dụng nhiệt độ chỉ cần 12 là đã in rất đẹp, nhưng bây giờ phải chỉnh lên đến 27 mới có thể in được tương đối và in rất kén Ribbon. Vậy có loại Ribbon nào dễ chịu một chút có thể sử dụng tốt cho trường hợp này không?
Trả lời: Nhiệt độ đầu in của một máy in nhãn thông thường được đo bằng 1 con số chỉ mức độ nhiệt độ. Mỗi hiệu máy có thang mức độ nhiệt độ khác nhau thí dụ hiệu máy SATO có 2 thang mức độ nhiệt độ là 0 -5 và 0 - 10. DATAMAX và ZEBRA có thang mức độ giống nhau là từ 0 - 30. Một máy Zebra còn tốt phải để nhiệt độ từ 12 - 15. Máy in phải chỉnh đến nhiệt độ 27 mới có thể in tương đối thì chứng tỏ rằng đầu in đã bị mòn hoặc lão hoá đến lúc cần phải thay thế. Nếu muốn sử dụng tiếp máy in này nên chọn loại Ribbon Wax như S-245 hoặc W-137 vì Wax là loại mực "nhẹ nhiệt độ" , giảm tốc độ in xuống thấp nhất và phải chọn loại giấy nào có thể phối hợp tốt nhất với loại ribbon định sử dụng. Trường hợp này nên sớm có kế hoạch thay đầu in mới.
Câu 5: Tôi mới mua 1 loại Ribbon Wax/Resin B-110A, khi in ra thì hình ảnh bị sọc trắng. Tôi nhìn thấy Ribbon này quá mỏng, có phải loại Ribbon này không sử dụng được với máy in của tôi không ?
Trả lời: Không đúng, các máy in nhãn đều có Sensor cảm nhận giấy và ribbon. Nếu ribbon không thích hợp cho máy thì máy báo lỗi và không in được. Trường hợp của bạn cần xem lại đầu in có bị dơ hay không ? hay khi load Ribbon có bị nhăn hay không ? Nếu máy in của bạn sử dụng đã lâu thì bạn nên đi cân chỉnh lại đầu in. Có thể lỗi là do các bộ phận cơ khí của máy chứ không phải do ribbon vì Ribbon B-110A là Ribbon nhiệt thuộc loại nỗi tiếng trên thị trường in nhãn.
Câu 6: Tôi đang sử dụng loại giấy nhãn có bề khổ 105mm, tôi nên mua loại ribbon có bề khổ lớn hơn hay nhỏ hơn bề khổ giấy ?
Trả lời: Tất cả các hãng sản xuất máy in nhãn đều khuyến cáo rằng nên dùng loại Ribbon nhiệt có bề khổ lớn hơn hay bằng bề khổ giấy để bảo vệ đầu in không bị mòn ở chỗ nó tiếp xúc với giấy. Trường hợp này tốt nhất nên dùng Ribbon nhiệt có bề khổ từ 105 - 110mm
Câu 7: Tôi đang in mã vạch trên giấy nhãn thường thì chất lượng hình ảnh rất đẹp, nhưng bây giờ tôi có nhu cầu in trên giấy nhựa tổng hợp thì hình ảnh bị lem và bị sướt, tôi đã chỉnh nhiệt độ và tốc độ hết cách mà cũng vẫn không được. Vậy tôi phải làm sao ?
Trả lời: Thông thường khi in lên nguyên liệu giấy, người ta dùng loại mực nhiệt WAX hoặc WAX/RESIN, còn khi in lên các loại vật liệu công nghiệp khác người ta dùng loại mực WAX/RESIN hoặc RESIN. Trường hợp của bạn là sự phối hợp không đúng giữa mực nhiệt và vật liệu in (xem combination). Để in tốt trên giấy nhựa tổng hợp, bạn nên chọn 1 loại mực nhiệt khác, tốt nhất nên là loại RESIN
Hỏi đáp về máy in nhãn |
Câu 1: Tôi muốn sử dụng máy in Laser để in nhãn có được không ? Trả lời: Được, bạn có thể dùng máy in kim, in phun hay in laser để in nhãn đều được cả nhưng với điều kiện bạn in nhãn dùng trong văn phòng và in với số lượng ít. Nhưng nếu bạn có ý định in nhãn Barcode dùng cho sản phẩm và in với số lượng nhiều, thì nên chọn máy in nhãn chuyên nghiệp làm giải pháp. Các lý do sau đây cho thấy bạn không nên dùng máy in laser để in nhãn barcode hay nhãn công nghiệp:
Câu 2: Tôi thấy rất nhiều cơ sở sản xuất in nhãn barcode bằng máy in laser mà có vấn đề gì xảy ra đâu ? Trả lời: Là "chưa" có vấn đề chứ không phải "không" có vấn đề. Cần phải hiểu rõ mục đích của các nhãn barcode đó là sử dụng vào đâu? ngắn hạn hay không ngắn hạn, trên những sản phẩm loại nào ? Thí dụ, nếu bạn in nhãn barcode chủ yếu về giá cả dán trên sản phẩm để trưng bày bán lẻ thì bạn vẫn có thể dùng máy in laser vì các nhãn này cùng với sản phẩm nằm trên các kệ trưng bày thường xuyên nên nó không có yêu cầu gì về độ bền công nghiệp. Nhưng nếu bạn in nhãn cho những sản phẩm lưu thông trên thị trường dùng Code EAN hoặc UPC chẳng hạn thì bạn nên dùng máy in nhãn chuyên nghiệp để các nhãn có được độ bền cần thiết nhằm bảo quản thông tin trên đó (mã quốc gia, mã công ty, số hiệu sản phẩm, v.v...). Tôi lấy ví dụ, một người nào đó giả sử bị ngộ độc thực phẩm của một sản phẩm nào đó. Lúc đó thông tin "gốc" của nhãn sản phẩm là điều hết sức quan trọng. Tôi nghĩ các cơ quan chức năng nên có biện pháp kiểm tra "độ bền" của các thông tin trên nhãn đối với các sản phẩm quan trọng. Câu 3: Máy in nhãn có gì khác biệt so với các loại máy in khác trên thị trường như máy in kim, in phun, in Laser ? Trả lời: Có những khác biệt như sau:
Câu 4: Tôi đọc tài liệu kỹ thuật thấy các loại máy in nhãn chỉ có độ phân giải in là 203 hoặc 300dpi (dots per inch). Tại sao lại thấp như vậy trong khi 1 máy in phun ngày nay có độ phân giải vào khoảng 720x720 dpi ? Trả lời: Bạn hiểu sai về khái niệm "độ phân giải in" của máy in. Ta không thể so sánh độ phân giải của loại máy in này với độ phân giải của loại máy in khác vì kích thước các phần tử in của mỗi công nghệ in có thể rất khác nhau. Thí dụ, độ phân giải của 1 máy in kim trung bình là 360x360 dpi, của 1 máy in phun trung bình là 720x720 dpi, của 1 máy in laser 1200x1200 dpi. Nhưng máy in nhiệt in nét đẹp hơn nhiều so với in kim và in phun. Chỉ có thể so sánh độ phân giải in trong cùng 1 chủng loại máy in Câu 5: Nếu tôi muốn mua 1 loại máy in nhãn thì tôi nên mua loại máy như thế nào ? Trả lời: Bạn cần phải cân đối giữa giá thành và cấu hình máy. Một máy in nhãn có cấu hình cao sẽ in nhanh, in nhiều và cho bạn nhiều tiện ích hơn, nhưng đồng thời giá thành của nó cũng đắt hơn một máy in nhãn có cấu hình trung bình. Trước khi mua một máy in nhãn, bạn nên hỏi người bán cung cấp cho bạn bản brochure có đặc tính kỹ thuật của máy in đó. Chủ yếu là các thông số sau đây:
Câu 6: Tốc độ in cao có lợi hoặc hại gì cho máy không ? Trả lời: Tốc độ in cao có lợi là rút ngắn thời gian sản xuất nhãn, nhưng nó lại làm cho đầu in mau mòn giống như khi ta cầm giũa để giũa một vật. Tốc độ giũa càng cao thì vật càng mau mòn. Tốc độ in càng cao còn làm cho chất lượng hình ảnh bị giảm đi một chút. Tốt nhất là để tốc độ in ở mức trung bình (cỡ 4 - 6 ips) để vừa bảo vệ đầu in (giá đến hơn 400 USD) vừa cho ra chất lượng hình ảnh tốt. Câu 7: Còn thế nào là nhiệt độ in, nó ảnh hưởng thế nào đến chất lượng hình ảnh ? Trả lời: Nhiệt độ in tức là nhiệt độ đầu in. Trong công nghệ in truyền nhiệt, khi in đầu in nóng lên ở những phần tử in (Print elements) nằm trên đầu in. Nhiệt lượng này sẽ truyền qua ruy băng làm chảy mực và in lên vật liệu in. Nhiệt độ cao sẽ làm chảy mực nhiều và hình ảnh sẽ rất sậm, nhưng nhiệt độ cao quá hình có thể bị lem. Nhiệt độ thấp, mực sẽ chảy ít làm cho hình bị nhạt đi, thấp quá thì hình in không rõ, chỗ đậm chỗ lợt. Một số máy in có nhiệt độ tự động theo loại ribbon đang sử dụng, nhưng đa số các máy in đều có thể chỉnh được nhiệt độ bằng Firmware. Khi đầu in bị mòn hoặc bị lão hoá, cần phải tăng nhiệt độ, tăng áp lực mới có thể in rõ. Bạn không nên lo lắng với nhiệt độ, vì người bán máy in nhãn sẽ hướng dẫn bạn biết cách sử dụng firmware để cân chỉnh nhiệt độ. Câu 8: Công ty tôi có một máy in nhãn hiệu DATAMAX, lúc trước mới mua, nhiệt độ in chỉ cần ở mức 12 là đã in rất đẹp. Nhưng bây giờ đã chỉnh lên 15 mà hình ảnh vẫn còn hơi bị mờ. Tôi có nên chỉnh nhiệt độ cao hơn nữa không ? có hại đầu in gì không ? Trả lời: Đầu in của máy in nhãn tuy đắt tiền nhưng không phải vì thế mà bạn coi nó như là vật " bất khả xâm phạm" . Các nhà chế tạo máy in nhiệt đã cho ta cả một thang chỉnh nhiệt độ, tức là ta có quyền chỉnh nhiệt độ trong phạm vi đó mà không lo sợ gì cả, nhưng với một điều kiện là ta phải theo nguyên tắc chỉnh từng bước. Tức là nếu ứng với 1 mức nhiệt độ nào đó mà máy in không rõ, thì ta phải tăng lên một vài nấc rồi theo dõi. Nếu vẫn in không rõ, ta tăng thêm một vài nấc nữa cho đến khi mực in ra đậm. Đó chính là lý do mà trong Firmware của một số máy hiệu, người ta không dùng thông số "Temperature" hay "Heat" mà thay vì vậy người ta dùng thông số " Darkness". Máy DATAMAX thông thường có đến 30 nấc chỉnh, nếu bạn chỉnh đến 15 rồi sợ "hư đầu in" không dám chỉnh tiếp vậy thì 15 nấc còn lại dùng để làm gì ? Trong các khu công nghiệp, các máy in nhãn họat động rất nhiều và đa số các máy đều chỉnh lên đến ngòai 20 là chuyện bình thường. Câu 9: Công ty tôi sử dụng máy in TEC-B572, lúc trước tôi có sử dụng 1 loại mực WAX/RESIN thì chất lượng hình ảnh khá, không bị lem, nhưng nay tôi chuyển sang in loại mực B-110A thì hình ảnh rất đẹp nhưng thỉnh thoảng có vài nhãn bị lem như hình dưới đây: Cứ khoảng 100 nhãn thì có gần 10 nhãn bị như vậy và máy quét không quét được vì 2 vạch đen bị "chập" vào nhau. Vậy có phải là tại mực hay không ? Xin cho biết cách khắc phục. Trả lời: Không đúng, B-110A đã được hãng Dynic của Nhật Bản thử nghiệm qua nhiều loại máy in barcode và không có vấn đề gì xảy ra cả. Hiện tượng của bạn mô tả như trên chỉ xảy ra đối với máy Tec khi để ở nhiệt độ hơi thấp. Nếu bạn tăng nhiệt độ lên thêm 2 nấc thì máy sẽ in tốt đối với B-110A. Có thể giải thích điều này như sau: B-110A cho ra chất lượng hình ảnh rất sậm, hơn nữa nó lại là loại mực WAX/RESIN nên nhiệt độ nóng chảy của nó hơi cao hơn so với các loại WAX/RESIN khác có chất lượng hình ảnh kém hơn. Do vậy nếu có hiện tượng nêu trên ta chỉ cần tăng nhiệt độ lên từ từ và theo dõi cho đến khi đạt chất lượng hình ảnh tốt nhất. Ghi nhớ lấy trị số của nhiệt độ này để lần sau nếu có sử dụng B-110A thì phải set cho đúng. Đối với các loại máy in barcode của các hãng khác, khi in với B-110A thì in rất tốt, không hề có hiện tượng giống như máy TEC |
Tốc độ in cao có lợi hoặc hại gì cho máy không ? |
Trả lời: Tốc độ in cao có lợi là rút ngắn thời gian sản xuất nhãn, nhưng nó lại làm cho đầu in mau mòn giống như khi ta cầm giũa để giũa một vật. Tốc độ giũa càng cao thì vật càng mau mòn. Tốc độ in càng cao còn làm cho chất lượng hình ảnh bị giảm đi một chút. Tốt nhất là để tốc độ in ở mức trung bình (cỡ 4 - 6 ips) để vừa bảo vệ đầu in (giá đến hơn 400 USD) vừa cho ra chất lượng hình ảnh tốt. |
Nếu tôi muốn mua 1 loại máy in nhãn thì tôi nên mua loại máy như thế nào ? |
Trả lời: Bạn cần phải cân đối giữa giá thành và cấu hình máy. Một máy in nhãn có cấu hình cao sẽ in nhanh, in nhiều và cho bạn nhiều tiện ích hơn, nhưng đồng thời giá thành của nó cũng đắt hơn một máy in nhãn có cấu hình trung bình. Trước khi mua một máy in nhãn, bạn nên hỏi người bán cung cấp cho bạn bản brochure có đặc tính kỹ thuật của máy in đó. Chủ yếu là các thông số sau đây:
|
Trả lời: Bạn hiểu sai về khái niệm "độ phân giải in" của máy in. Ta không thể so sánh độ phân giải của loại máy in này với độ phân giải của loại máy in khác vì kích thước các phần tử in của mỗi công nghệ in có thể rất khác nhau. Thí dụ, độ phân giải của 1 máy in kim trung bình là 360x360 dpi, của 1 máy in phun trung bình là 720x720 dpi, của 1 máy in laser 1200x1200 dpi. Nhưng máy in nhiệt in nét đẹp hơn nhiều so với in kim và in phun. Chỉ có thể so sánh độ phân giải in trong cùng 1 chủng loại máy in |
Máy in nhãn có gì khác biệt so với các loại máy in khác trên thị trường như máy in kim, in phun, in Laser ? |
Trả lời: Có những khác biệt như sau:
|
Tôi thấy rất nhiều cơ sở sản xuất in nhãn barcode bằng máy in laser mà có vấn đề gì xảy ra đâu ? |
Trả lời: Là "chưa" có vấn đề chứ không phải "không" có vấn đề. Cần phải hiểu rõ mục đích của các nhãn barcode đó là sử dụng vào đâu? ngắn hạn hay không ngắn hạn, trên những sản phẩm loại nào ? Thí dụ, nếu bạn in nhãn barcode chủ yếu về giá cả dán trên sản phẩm để trưng bày bán lẻ thì bạn vẫn có thể dùng máy in laser vì các nhãn này cùng với sản phẩm nằm trên các kệ trưng bày thường xuyên nên nó không có yêu cầu gì về độ bền công nghiệp. Nhưng nếu bạn in nhãn cho những sản phẩm lưu thông trên thị trường dùng Code EAN hoặc UPC chẳng hạn thì bạn nên dùng máy in nhãn chuyên nghiệp để các nhãn có được độ bền cần thiết nhằm bảo quản thông tin trên đó (mã quốc gia, mã công ty, số hiệu sản phẩm, v.v...). Tôi lấy ví dụ, một người nào đó giả sử bị ngộ độc thực phẩm của một sản phẩm nào đó. Lúc đó thông tin "gốc" của nhãn sản phẩm là điều hết sức quan trọng. Tôi nghĩ các cơ quan chức năng nên có biện pháp kiểm tra "độ bền" của các thông tin trên nhãn đối với các sản phẩm quan trọng. |
Tôi muốn sử dụng máy in Laser để in nhãn có được không ? |
Trả lời: Được, bạn có thể dùng máy in kim, in phun hay in laser để in nhãn đều được cả nhưng với điều kiện bạn in nhãn dùng trong văn phòng và in với số lượng ít. Nhưng nếu bạn có ý định in nhãn Barcode dùng cho sản phẩm và in với số lượng nhiều, thì nên chọn máy in nhãn chuyên nghiệp làm giải pháp. Các lý do sau đây cho thấy bạn không nên dùng máy in laser để in nhãn barcode hay nhãn công nghiệp:
-
Máy in laser in nhãn với tốc độ chậm hơn nhiều so với máy in nhãn chuyên nghiệp nên không thể theo kịp sản xuất. Một máy in Laser trung bình in với tốc độ 10 trang A4/phút (= 10 x 29.70 = 297 cm/phút = 4.95 cm/giây), trong khi 1 máy in nhãn chuyên nghiệp in trung bình với tốc độ 6 ips (6 inches per second = 6 x 2.54 = 15.24 cm/giây) tức in nhanh gấp 3 lần 1 máy in laser. Các máy in nhãn ngày nay có tốc độ cao nhất lên đến 12 ips.
-
Máy in Laser khi sử dụng lâu ngày thường hay có hiện tượng kẹt giấy là hiện tượng rất phổ biến. Các loại giấy nhãn dùng cho văn phòng thường rất dễ bị tróc, hoặc dưới sức nóng của máy in laser lớp keo bên trong nhãn có thể chảy ra làm dính vào trống từ, các nhãn cũng có thể bị tróc ra và dình vào trống từ sẽ làm hư bộ phận này. -
Nhãn in bằng máy in Laser không có độ bền công nghiệp, không chịu được trầy sướt (cọ sát khi vận chuyển), không chịu được nhiệt độ cao, độ ẩm trong một thời gian dài, không chịu được hoá chất dung môi (rượu, xăng, dầu,...) do đó không bảo quản được các thông tin trên nhãn. Trong khi đó ngược lại, nhãn in bằng máy in nhãn chuyên nghiệp luôn có độ bền công nghiệp do tính chất ưu việt của loại mực nhiệt.